Khuya 6/5, nhạc sĩ qua đời tại nhà ở TP HCM sau hai năm chống chọi ung thư. Hơn 50 năm sáng tác, ông để lại hàng trăm nhạc phẩm, trong đó có các ca khúc bất hủ. Ca sĩ Cẩm Vân thương tiếc: "Nhạc phẩm của ông đẹp và buồn, khiến người hát lẫn người nghe day dứt". Hơn 20 năm trước, Cẩm Vân từng ghi âm Thu, hát cho người - ca khúc được yêu thích bậc nhất của ông.
Vũ Đức Sao Biển sinh ra ở làng ven biển miền Trung. Nắng gió quê nghèo hằn lên khuôn mặt, dáng người của ông nét chất phác, sớ🧜m gieo vào tâm hồn cậu bé Võ Hợi (tên thật của cố nhạc sĩ) sự nhạy cảm với tình đời, tình người. Thời trung học, ông chuyên đọc sách thi ca Đường Tống, thơ trường phái lãng mạn Pháp. Những vần thơ cô đọng, giàu trữ tình ngấm vào ông, góp phần định hướng phong cách sáng tác của ông sau này. Ông được cha đặt bút danh Sao Biển, lấy ý tưởng từ hình ảnh vì sao long lanh, lẻ loi trên biển vắng.
Nỗi buồn vận vào đời, như chất xúc tác để Sao Biển có những khoảnh khắc "lên đồng", viết lời ca giai điệu thấm đẫm suy tư về biệt ly, còn mất của lẽ vô thường. Nỗi buồn đó không ủy mị, trái lại, như lời nhắc mỗi người trân quý vẻ đẹp ngắn ngủi, mong manh của cuộc sống. Thu, hát cho người (năm 1968), được sáng tác lúc ông 20 tuổi, là tuyệt phẩm chưng cất từ ho👍ài niệm, tâm tư, tình yêu đầu đời trong sáng. Hơn nửa thế kỷ qua, ca khúc giữ nguyên vẻ đẹp khi được loạt danh ca Ngọc Lan, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Cẩm Vân, Elvis Phươ𝓰ng... đến các nghệ sĩ thế hệ sau thể hiện.
🐈Nhạc phẩm là kỷ niệm thời hoa mộng của ông, khi còn học tại Duy Xuyên (Quảng Nam). Ông có người bạn nữ cùng quê, dưới ông hai khóa. Vì cô sợ đi một mình, lúc nào ông cũng đợi về chung. Lời cô dặn: "🔯Đừng bao giờ bỏ em một mình nghe" khiến ông đem lòng yêu. Ông đưa vào ca khúc mối tương tư của chàng trai ngồi giữa vùng đồi núi quê hương, trong một chiều thu vàng với nghìn hoa sim tím mênh mông: "Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó/Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư".
Tâm hồn phóng khoáng, 🏅phiêu lãng của người con xứ Quảng được chắp cánh khi hòa điệu văn hóa Nam bộ.
Nhiều năm từng dạy học ở Bạc Liêu, ông cảm mến tính chất phác, thuần hậu của người miền Tây để viết nên Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài lang, Điệu buồn phương Nam, Đau xót Lý chim quyên... Nhiều ca khúc của ông phổ biến ở miền Tây đến mức, hầu hết người chơi đờn ca tài tử, nghệ sĩ cải lương... đều từng biết hoặc hát qua. Nhiều khán giả ngỡ nhạc phẩm của ông là bài dân ca thấm đẫm hồn quê Nam bộ. "Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi/Thương những đời như lục bình trôi" - lời bài Điệu buồn phương Nam - không chỉ là quan sát tinh tế mà còn là sự thấu cảm của 🧜ông dành cho đất và người miề♔n Tây.
Ông say đắm bản Dạ cổ hoài lang (soạn giả Cao Văn Lầu). Với ông, bài ca "thâu tóm trọn vẹn tính lãng mạn tươi đẹp của âm nhạc phương Nam". Ông từng đưa ca khúc vào ý nhạc của mình: "Gành Hào ơi, nửa đêm ai hát lên câu Hoài lang/ Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm. /Xề u xế u liu phạn/ Dây tơ đàn kìm buông thiết tha" (Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài Lang).
Sau này, ông vẫn giữ tâm huyết với Dạ cổ hoài lang. Năm 1999, ông trở lại Bạc Liêu, nghe nghệ nhân ca lại bản nhạc và phục dựng, ký âm theo nhạc Tây phương. Ông từng trao bản nhạc cho ca sĩ Hương Lan và Hạnh Nguyên, góp phần giúp Dạ cổ hoài lang phổ biến đến nay. Năm 2018, ông và các cộng sự còn dịch bản nhạc sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Quan thoại...
Cuối đời, ông chống chọi với nhiều chứng bệnh tuổi già. Một năm gần đây🍨, ông chịu nhiều đau đớn vì khối u trong phổi. Theo một người bạn của gia đình, hoàn cảnh ông khó khăn. Nhạc sĩ vẫn giữ niềm lạc quan "khéo co thì ấm". Ông từng cho biết không lâu trước khi mất: "Dù muốn dù không, người ta cũng phải bình thản chấp nhận bệnh tật, đau yếu. Tôi phó t𓆉hác cho sự đưa đẩy của thời gian, không cưỡng cầu, không lo lắng"
Cuối năm 2019, dù bạo bệnh, ông vẫn ra hai cuốn sách mới. Trong đó, Miền Nam sống đẹp là tình cảm ông chất chứa suốt quãng đời sống ở Sài Gòn. Phượng ca là tác phẩm ôn lại những câu chuyện thời trẻ của cậu học trò nghèo, với ký ức tươi đẹp sống mãi cùng Thu, hát cho người.
Hà Nhật