Pakur là trấn nhỏ nhưng trù phú ở S🔯antal Paragons, bang Jharkhand. Chúa đất là hoàng thân Pratapendra, có 4 người con từ hai cuộc hôn nhân. Người vợ thứ hai qua đời ngay sau khi sinh đứa con thứ hai, ông cũng qua đời năm 1929. Gia sản được chia đều cho hai con trai của hai bà vợ.
Binoyendr🍰a, 22 tuổi, con trai của vợ đầu, được giữ tài sản của Amarendra (15 tuổi,ღ người em trai cùng cha khác mẹ) đến khi Amarendra đủ 18 tuổi. Binoyendra là tay ăn chơi với những cuộc rượu thâu đêm suốt sáng. Còn Amarendra sống tình cảm, trầm tính và chăm chỉ học hành. Ở Pakur, cậu em được người dân yêu mến hơn hẳn.
Năm 1932, Amarendra tròn 18♈ tuổi, gửi đơn đề nghị nhận tài sản thừa kế hợp pháp. Binoyendra dù khó chịu ra mặt, vẫn phải chấp nhận.
Vài ngày sau, Binoyendra từ đến thăm nhà em trai trong sự bất ngờ của tất cả gia đình. Họ đều biết anh ta không ưa gì em. Sau bữa tối, Binoyendra rủ em ra vườn đi dạo, lấy ra một cặp kín💦h mắt tặng Amarendra.
Đó là kính loại Pince-nez, không có gọng đeo tai, chỉ có phần kim loại ở hai mắt kính ghim chặt vào sống mũi. Binoyendra khăng khăng tự tay đeo cho em, nhưng sơ suất khiến phần kim loại sắc cứa mạnh vào sống mũi Amarendra. Một vết xước nhỏ rỉ♋ máu trên mũi Amarendra nhưng cậu nhanh chóng quên đi vì không quá đau đớn.
Nhưng ba ngày sau, dù vết thương đã lành, toàn bộ khuôn mặt Amarendra sưng phù. Bác sĩ chẩn đoán cậu bị uốn ván, tiêm thuốc🍌 ngay lập tức. Binoyendran hay tin, liền cử một bác sĩ riêng đến khám cho em, thuyết phục🧔 rằng bác sĩ này rất giỏi và giàu kinh nghiệm.
Bác sĩ này nhanh chóng tiêm một loại thuốc điều trị mới cho người bệnh, nhưng tình trạng của Amarendra càng trở nên tồi tệ hơn. Amarendra may mắn sống sót nhưng sức khỏe bị t💫ổn hại nặng nềཧ, phải dành hàng tháng bất động trên giường.
Trong khi này, Binoyendran như thường lệ, vẫn bỏ bê công việc ở Pakur, chỉ tối ngày rượu chè và thuê vũ nữ♐ về nhà. Chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn, Amarendra đành từ Calcutta quay trở lại Pakur, cách đó hơn 300 km, để quán xuyến công việc gia đình.
Ngày 18/11/1933, Amarendra nhận được một bức điện từ dì ruột ở Calcutta với nội dung "Có chuyện liên quan đến thuế. Cháu về Calcutta ngay". Cậu nhanh chóng 🐟rời điền trang ở Pakur để về🦄 lại Calcutta, nhưng chỉ để nhận ra, bức thư là giả mạo. Dì của Amarendra nói không viết gì cho cháu và mọi chuyện vẫn bình thường.
Bà nhắc💝 nhở cậ💝u nên cẩn thận với anh trai mình, rất có thể hắn cố tình khiến em trai hao mòn sức khỏe vì chuyến đi gấp gáp, hoặc đang bày trò gì đó. Amarendra không phải không nhận ra.
Nhiều ngày trước, khi kiểm tra sổ sách, cậu nhận ra, anh trai đã bòn rút khá nhiều tiền từ thu nhập chung ở điền trang Pakur để đi đánh bạ♐c. Song Amarendra vẫn giả vờ không hay biết để không khiến tình anh em sứt mẻ.
Ngày 25/11/1933, Amarend♛ra mua vé tàu để trở lại Pakur vào sáng hôm sau. Tối đó Binoyendra đến thăm Amarendra, chuyện trò ân cần trìu mến, hỏi han💛 em giờ tàu chạy.
Sáng hôm sau, Amarend🐈ra đến ga xe lửa Howrah cùng bạn bè đưa tiễn, ngạc nhiên khi thấy Binoyendran cũng đang ở đó và sóng bước ✃đưa em lên tàu.
Nhà ga rất đông. Một người trùm kín đầu bằng một chiếc khăn choàng đen rách r🌸ưới vô tình va vào Amarendra và chọc thứ gì đó sắc n🐻họn vào cánh tay cậu.
Amarendra thấy đau nhói như bị kim châm cổ tay. Khi Amarendra ওkêu lên một tiếng. Kẻ l💛ạ mặt đã mất hút trong đám đông. Tất cả diễn ra trong chớp mắt, không ai kịp phản ứng.
Khi Amarendra kiểm tra vết thương, anh ta thấy dịch không màu chảy ra, nhưng vết thương có vẻ không đáng kể. Bạn bè kh💯uyên anh hoãn chuyến đi về Pakur và đi khám ngay. Trong khi Binoyendran giục 🍷em trai mau lên tàu. "Anh thấy không có gì nghiêm trọng, đến Pakur khám cũng kịp. Chúng ta là những chàng trai dòng dõi hoàng gia, không nên cuống lên vì những điều tầm thường như thế", hắn nói.
Ở Pakur còn nhiều việc phải làm, Amarendra quyết định lên tàu dù thấy cơ thể đang dần yếꦗu đi rõ rệt. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi, anh xắn tay áo lên và nhận thấy tay mình đang lở loét, máu và chất dịch chảy ra ngày một nhiều. Amarendra mệt lả. Cánh tay bị thương của anh sưng tấy, thân nhiệt lên tới 40 độ C và nhịp tim tăng bất thường.
Anh ngất xỉu khi về đến Pakur và ngay lập tức được đưa đi bệnh viện điều trị, lấy m🐽áu xét nghiệm. Đán♈g buồn, Amarendra không thể qua khỏi, qua đời ngày 4/12 sau nhiều ngày hôn mê sâu.
Binoyendra sắp xếp tất cả﷽ thủ tục một cách nhanh chóng để thi thể em được hỏa🎃 táng mà không phải khám nghiệm tử thi. Song kết quả xét nghiệm máu đã làm sáng tỏ tất cả: Amarendra chết vì bệnh dịch hạch.
Giai đoạn 1896-1918, Ấn Độ và các nước lân cận đã trải qua đợt dịch 𓄧hạch kinh hoàng, khiến hơn 125 triệu người chết𝓀. Nhưng khi Amarendra chết và trong vòng 3 năm trước đó, không có ai chết vì bệnh dịch hạch ở khu vực này.
Cảnh sát mất nhiều cuộc điều tra để truy thủ phạm, nhưng trong đầu những người thân của Amarendra chỉ có duy nhất một cái tên. 📖Họ đến gặp cảnh sát, bày tỏ những hoài nghi của mình song thừa nhận không có đủ bằng chứng để tố cá♔o chính thức.
Các bác sĩ cũng không tin rằng cái chết của Ama🎐rendra là tự nhiên, đặc biệt là sau khi họ biết về sự cố tại nhà ga. Họ đã viết một lá thư cho Giám đốc Y học Nhiệt đới Ấn Độ để xem liệu khuẩn dịch hạch được bơm và truyền qua đường kim tiêm, có thể truyền bệnh và gây tử vong không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Nhưng các bác sĩ đã rất n⭕gạc nhiên khi biết rằng trực khuẩn dịch hạch không có ở Calcutta. Vậy làm thế nào mà kẻ giết người lại lấy được vi khuẩn lây bệnh? Vị giám đốc ch🅷o biết, thời điểm đó, vi khuẩn này chỉ được lưu tại Viện Đào tạo, Nghiên cứu và Thử nghiệm Haffkine, Bombay, dành cho mục đích nghiên cứu.
Cuộc điều tra do Cảnh sát Calcutta và Cơ quan Tình báo Bengal chỉ huy. Các "sợi dây" nghi vấn được chắp nối khi họ tìm ra cái tên Taranath Bhattacharji, nhà vi khuẩn học đang làm việc tại Viện nghiên cứu Haffkine. Anh ta, trùng hợp thay, cũng là bạn thân của Binoyendran. Taranath c﷽hỉ làm việc tại đây đún🦋g 5 ngày và biến mất đúng hôm Amarendra lên tàu.
Binoyendran lập tức bị truy tìm và bắt ngay tại nhà ga, với tấm vé tàu vượt biên còn ꦬđang cầm trên tay. Hắn cuối cùng thừa nhận rằng đã bắt đầu lên kế hoạch giết em trai kể từ ngày cha mất.
Nỗ lực giết người đầu tiên của hắn là truyền huyết thanh uốn ván qua chiếc kính Pince-nez nhưng nó chưa đủ mạnh. Binoyen🍰dran nhận ra mình cần một loại vũ khí gì đó giết người mạnh và nhanh hơn nên tìm đến Taranath và bệnh dịch hạch.
Trước tòa, công tố nêu những bằn🔯g chứng mạnh mẽ về lời khai của nhân chứng và báo cáo y tế. Giấy tờ đi lại của Binoyendran, hóa đơn khách sạn ở Bombay, giấy viết tay và tin nhắn gửi đến phòng thí nghiệm, biên lai từ các cửa hàng ...
Binoyend🌠ra và Taranath bị tòa kết án treo cổ. Nhưng Tòa án Tối cao đã giảm án cho Binoyendra xuốnౠg tù chung thân.
Khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, lệnh ân xá đã được ban hành cho các t꧋ù nhân chính trị. Mặc dù Binoyendra không thuộc trường hợp này, nhưng bằng cách nào đó hắn ta đã được tự do và trở lại Pakur sống trong tư dinh được thừa kế, như chưa có chuyện gì xảy ra.
Song tinh thần của Binoyendra bất ổn, luôn cáu gắt và bạo lực với người thân. Một ngày nọ, hắn vơ lấy một khẩu súng, đe dọa giết tất cả mọi người nên bị nhốt trong một căn phòng. Binoyendra thiệt mạng trong cuộc đọ súng với cảnh sát ngay sau đó. Taranꦯath được cho là đã phát điên trong tù và không có thông tin gì thêm.
Người đàn ông bí ẩn ở ga tàu không bao giờ được tìm thấy. Một số người nói rằng Binoyendra đã giúp hắn ta trốn thoá꧅t khỏi cảnh sát và rời khỏi đất nước. Nhưng những người biết rõ Binoyendra biết rằng hắn không phải là người hay để lại dấu vết. Rất có thể người đàn ông vô danh đã bị Binoyendra giết để bịt đầu mối.
Vụ giết người đáng kinh ngạc này, diễn ra trong thời kỳ cai trị của Anh, đã được truyền thông thế giới bàn tán nhiều vào thời điểm đó. Đây là vụ giết người bằng vũ khí siꦑnh học đầu tiên𝓀 tại Ấn Độ.
Hải Thư (Theo Murderpedia, True Crime Files)