Mỹ hiện sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Theo thống kê từ Liên đoàn các Nhà khoa học Nguyên tử (FAS), tính đến tháng 4, Mỹ nắm trong tay trên 7.200 đầu đạn hạt nhân, trong đó hơn 2.000 đầu đ🎃ạn đã được lắp đặt và sẵn sàng khai hỏa. Ngoài ra, Washington cũng xây dựng một tổ hợp khí tài quân sự hiện đại có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân, gồm 94 máy bay ném bom B2 và B52, hơn 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III cùng 12 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio. Các tàu ngầm này được lắp đặt tên lửa Trident II, với những tính năng cải thiện, mạnh mẽ hơn nhiều so với các đối thủ cùng loại trên đất liền.
Theo chuyên gia Keir Lieber và Daryl Press, "một đầu đạn cho ICBM của Mỹ vàꩵo năm 1985 có ít hơn 60% cơ hội tiêu diệt hầm chứa vũ khí của đối phương nhưng ngày nay, nếu sử dụng tên lửa Trident II, mang theo nhiều đầu đạn một lúc tấn công một hầm chứa thì 99% mục tiêu sẽ bị phá hủy".
Giữa hàng loạt vũ khí có sức hủy diệ♉t lớn trong kho hạt nhân của Mỹ, bom nguyên tử B61-12 được xem là mối đe dọa nguy hiểm hơn cả, quan sát viên Zachary Keck đánh giá.
Washington hôm 1/7 thử nghiệm thành côꦫng một quả bom nguyên tử B61-12 đã được tháo đầu đạn tại sa mạc Nevada. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong Chương trình kéo dài tuổi thọ cho các quả bom B61 nằm trong kho dự trữ vũ khí ๊dài hạn của Mỹ từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Tổng chi phí của quá trình nâng cấp này ước tính lên tới 11 tỷ USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Hans Christensen, chủ tịch của FAS, cho hay bom B61-12 đã được thay đổi kết cấu để tối ưu hóa khả năng tấn công chính xác. Đặc điểm này thể hiện ở phần đuôi bom được cải tiến khiến B61-12 🦩sau khi thả🎃 không cần dùng đến dù hãm nhưng vẫn đảm bảo ngắm trúng mục tiêu. B61-12 hoàn toàn phù hợp để trang bị cho máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ.
Theo National Interest, B61-12 không nổi trội về sức công phá. Thực tế, đương lượng (đơ🦩n vị đo lường trong hóa học và sinh học) nổ của nó chỉ đạt khoảng 50 kiloton, tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT. Bom nguyên tử B83 có đươn𒁃g lượng nổ lớn gấp 24 lần.
Điều khiến B61-12 trở thành thứ vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất nằm ở tính khả dụng. B61-12 là bom nguyên tử dẫn đường đầu tiên của Mỹ với sai số trượt mục tiêu chỉ ℱ30m, nhỏ hơn nhiều so với các t🗹hế hệ bom trước đây, ông Kristensen nhấn mạnh.
Thêm vào đó, việc sức công phá không quá lớn cũng góp phần nâng cao tính linh hoạt của B61-12. Người ta có thể dễ dàng thay đổi thông số này xuống các mức thấp hơn tiêu ch🃏uẩn để phù hợp với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau. Sức nổ của bom được điều chỉnh giảm nhờ một hệ thống kết nối điện tử.
Keck cho rằng sự kết hợp của hai yếu tố trên biến B61-12 trở thành bom nguyên tử được ưa chuộng trong 𓄧kho vũ khí của Mỹ, bởi độ chính xác là điểm quan trọng nhất ảnh hưởng tới mức sát thương của vũ khí hạt nhân.
Trong thực tiễn, độ chính xác cao và đương lượng nổ thấp đồng nghĩa với việc khả năng xảy ra hủy diệt hàng loạt nhỏ đồng thời 🔴người ta cũng không phải lo lắng về việc bụi phóng xạ bị phát tán ෴quá xa, gây ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của người dân.
Theo tính toán của Lieber và Press, nếu Mỹ sử dụng bom nguyên tử có sức công phá lớn 🌸tấn công các kho tên lửa đạn đạo liên lục địa, số thương vong có thể lên tới 3 đến 4 triệu người. Tuy nhiên, nếu sử dụng bom B61-12 số người chết꧋ sẽ giảm xuống còn 1/4.
Vũ Hoàng (tổng hợp)