Việt Nam sẽ chi tới 1,5 triệu USD cho vụ kiện. |
Các quan sát viên nhận định, những nước chắc chắn bị kiện sẽ là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Brazil và Ecuador. Trước đó, Mexico cũng được xem là một đích nhắm quan trọng. Tuy nhiên, kế hoạch phối hợp tác chiến giữa ngành thuỷ🐓 sản Mexico và Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) mới đây đã loại bỏ hoàn toàn khả năng này.
Nguyên đơn của vụ kiện là những chủ tàu khai thác tôm vùng Vịnh của Mỹ, đang tập hợp dưới sức mạnh của SSA và Hiệp hội ꩲTôm Louisiana (LSA). Hiện hai tổ chức này vẫn không ngừng mâu thuẫn với nhau, vì vậy, dù cả hai đã tuyên bố cùng chung chiến tuyến, người ta vẫn không thể biết rõ liệu họ có cùng nộp đơn kiện hay sẽ nộp riêng rẽ. Vướng mắc lớn nhất của bên nguyên chính là phí tổn để theo kiện, dự kiến số tiền bỏ ra phải từ 4 đến 6 triệu USD. Mặt khác, cả SSA và LSA đều yếu về tư cách pháp lý để đứng vai nguyên đơn trong vụ kiện. Theo luật pháp, để có thể khởi kiện các sản phẩm chế biến, nguyên đơn phải là những công ty thực hiện các công đoạn gia tăng giá trị cho nguyên liệu, tức là những nhà chế biến. Trong khi đó, các chủ tàu tôm chỉ chuyên khai thác và bán sản phẩm tươi nguyên co𝓡n.
Căn cứ theo Luật Chống bán phá giá của Mỹ, 45 ngày kể từ ngày đơn kiện được nộp, USITC phải ra quyết định liệu tôm nhập khẩu có gây thiệt hại về vật chất đối với ngành sản xuất nội địa hay không. Nếu kết luật là có, vụ kiện sẽ được tiếp tục bằng các cuộc điều tra, xác minh của DOC đối với từng nước nằm trong danh sách bị kiện. Trong vòng 160 ngày kể từ khi nhận đơn kiện, USITC và DOC sẽ đưa ra phán quyết sơ bộ về mức thuế có thể áp đối với hàng nhập khẩu. Khi phán quyết được đưa ra, thuế chống bán phá giá có thể được hồi tố lại🏅 90 ngày trước đó.
Song Linh