Giuliana Sgrena, sinh năm 1948, là phóng viên của nhật báo cánh tả Italy Il Manifesto. Sgrena bị bắt cóc tháng 2/2005 khi đang phỏng vấn gần Đạ🦋i học Baghdad, Iraq. Những kẻ bắt cóc sau đó công bố video bà Sgrena cầu cứu chính phủ Italy và kêu gọi các lực lượng nước ngoài dừng "chiếm đóng" Iraq.
Lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu đã đưa quân đến Iraq vào tháng 3/2003, tiến hành cuộc chiến chống lại chính quyền Saddam Hussein. Chưa đầy một tꦛháng sau, chế độ của tổng thống Hussein sụp đổ. Tổng thống Mỹ George W. Bush ngày 1/5/2003 tuyên bố "nhiệm vụ tác chiến ꦕhoàn thành", chuyển sang giai đoạn "xây dựng chế độ dân chủ" ở Iraq. Baghdad tiến hành cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi Mỹ tiến hành chiến dịch vào tháng 1/2005. Lực lượng Mỹ sau đó duy trì hiện diện tại Iraq cho đến khi rút khỏi đây vào năm 2011.
Sgrena được trả tự do sau hơn một tháng. Bộ trưởng Nông nghiệp Italy khi đó là Giovanni Aleman🃏no ám chỉ nước này "sẵn sàng chịu tổn thất tài chính hơn là sinh mạng con người hoặc một cái giá chính trị nếu rút quân theo lời đe dọa". Một nghị sĩ Iraq nói Italy đã trả khoản tiền chuộc 1 triệu USD, trong khi truyền thô♒ng Italy đưa ra con số 8 triệu USD.
Để hộ tống con tin về nước, tình báo quân đội Italy cử đặc vụ Nicola Calipari và Andrea Carpani đến Iraq. Trên đường ra sân bay quốc tế Baghdad ngày 4/3/2005, xe chở Sgrena đã bị các binh sĩ Mỹ tại một điểm kiểm soát nổ súng. Calipari che chắn cho S🐭grena và thiệt mạng, nữ phóng viên cùng tài xế Carpani bị thương. Bà Sgrena cùng thi thể Calipari được đưa về Ro💛me hôm sau.
Vụ nổ súng đẩy căng thẳng Mỹ - Italy leo thang, khiến sự việc trở thành một trong những sự cố ngoại giao nghiêm trọng nhất giữa hai nước kể từ năm 1998. Khi đó, một phi cơ của Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bay thấp bất🐟 thường và cắt đứt dây cáp treo tại vùng Cavalese, miền bắc Italy, khiến 20 người chết.
"Sự việc có thể gây ra hậu quả chính trị nghiêm trọng", nhật báo Italy La Stampa bình luận trên trang nhất. "Chínꦓh phủ Italy đã thông báo chi tiết cho phía Mỹ khi chiến dịch chuẩn bị bắt đầu. Sự hiện diện của một đại tá Mỹ cùng các sĩ quan Italy chờ Sgrena ở sân bay Baghdad cho thấy chiến dịch được điều phối hài hòa".
Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã triệu đại sứ Mỹ Mel Sembler tới văn phòng, động thái được cho là hiếm thấy, và yêu cầu Mỹ "không bỏ sót ngóc ngách൩ nào khi điều tra sự việc". Tổng thống Mỹ George W. B♉ush lập tức điện đàm với ông Berlusconi và cam kết về một cuộc điều tra toàn diện.
Tuy nhiên, Ngoại trư🍌ởng Italy Gianfranco Fini ngày 5/3/2005 nói "liên minh bền chặt với Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng".
Quân đội Mỹ cho biết vụ nổ súng vào xe chở Sgrena chỉ 🌠là tai nạn. Phương tiện ꧑này đã lao nhanh về phía điểm kiểm soát, bất chấp họ đã bắn cảnh cáo. "Kết quả điều tra cho thấy các binh sĩ không làm gì sai. Họ đã tuân thủ đúng quy tắc giao chiến", một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc nói.
Theo báo cáo điều tra của Mỹ, các binh sĩ đã được đào tạo về quy tắc giao chiến, quy định cách họ phản ứng với các mối đe dọa, trước khi được triển khai đến Iraq. Trong số này có "chủ động nhận dạng", đòi hỏi🍬 binh sĩ có "lý do chắc chắn" rằng mục tiêu họ tấn công là "mục tiêu quân sự hợp pháp".
Báo cáo nêu binh sĩ Mỹ khi đó phụ trách điểm chặn, không phải điểm kiểm soát giao thông. Khác với điểm kiểm soát, điểm chặn được thiết lập 🐈nhằm đảm bảo khô🐻ng phương tiện nào đi qua vị trí này, trong trường hợp trên là chặn con đường đến sân bay Baghdad. Việc xe chở Sgrena tăng tốc khiến binh sĩ Mỹ lo ngại về một vụ tấn công của phiến quân.
Trong khi đó, các nhà điều tra Italy cáo buộc giới chức Mỹ đã không thông báo về điểm chặn trên đường đến sân bay Baghdad. Họ kết luận áp lực, mệt mỏ🐽i và sự thiếu kinh nghiệm là yếu tố đã dẫn đến sự cố, không phát hiện bằng chứng cho thấy binh sĩ Mỹ cố tình sát hại C🦋alipari.
Báo cáo của Italy cho thấy phía Mỹ không giữ nguyên hiện trường, không đánh dấu vị trí🤪 trước khi kéo các phương tiện liên quan ra nơi khác. "Điều này khiến việc xác định bối cảnh cụ thể, như tốc độ xe, khoảng cách chặn xe về mặt kỹ thuật là bất khả thi", nhóm điều tra viên Italy kết luận.
Italy bác bỏ thông tin xe chở Sgrena di꧑ chuyển với tốc độ hơn 80 km/h, cho rằng vận tốc của phương tiện khi đó chỉ khoảng 40 km/h. Các nhà điều tra Italy không ký vào báo cáo của Mỹ với nội dung cho rằng binh sĩ nước này không phải chịu trách nhiệm. Nhưng họ cũng không phản đối hầu hết thông tin Mỹ đưa ra.
Sgrena khẳng định xe chở họ không tăng tốc khi đến điểm chặn của Mỹ. "Tôi lập tức nhớ đến điều những kẻ bắt cóc n🔴ói với mình, rằng họ cam kết trả tự do cho tôi, nhưng tôi cần phải thận trọng 'bởi người Mỹ không muốn cô quay về'", Sgrena kể lại. "Khi đó, tôi còn nghĩ đây là nhữ꧒ng lời dư thừa, nhưng vào thời khắc bị bắn, với tôi, đó lại là sự thật cay đắng".
Truyền thông Italy phát đoạn ghi âm được cho là của nhóm bắt cóc, cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) muốn hạ Sgrena vì Mỹ phản đối chính sách thương lượng với ꦦkẻ bắt cóc của Italy. Nhóm bắt cóc nói họ không nhận tiền chuộc, dù đã được đề nghị trả một khoản.
Nhà Trắng bác cáo buộc phía Mỹ muốn sát h🍨ại Sgrena. "Thật lố bịch khi đưa ra những thông tin như vậy, rằng quân nhân Mỹ sẽ cố tình nhằm vào ౠdân thường vô tội", phát ngôn viên Nhà Trắng khi đó là Scott McClellan trả lời báo giới.
Bộ Quốc phòng Mỹ và Italy sau đó kết luận sự việc là tai nạn ở vùng chiến sự. Calipari được ca ngợi là anh hùng ở Italy vì hy sinh bản thân để bảo vệ bà Sgrena. Giới chức Itꦓaly an táng Calipari theo nghi lễ cấp nhà nước tại Rome ngày 𝐆7/5/2005, với khoảng 20.000 người đến viếng, và truy tặng huân chương dũng cảm.
Như Tâm (Theo NBC News, DW, Times of Malta)