Tối 26/8/1928, bà May Donoghue đi xe điện ba mươi phút từ Glasgow đến Paisley để gặp người bạn ở quán Wellmeadow Café. Bà được bạn mua cho một món đồ uống có đá làm từ kem và chai bia gừng. Chai bia vỏ tối màu mang tên nhà sản xuất, 'D. Stev✨enson, Glen Lane, Paisley'.
Sau khi uống gần hết bia, bà Donoghue nhìn thấy phần còn lại của một con ốc sên đang phân hủy nặng trôi ra khỏi miệng chai đang được rót vào ly.𝕴 Trong những ngày tiếp theo, bà Donoghue bị ốm và được chẩn đoán bị viêm dạ dày và ruột nặng.
Bà Donoghue kiệnꦚ David Stevenson, nhà sản xuất bia gừng, song cũng thấy cơ hội thắng là không cao do ꧂không phải là người mua đồ uống; khó có thể chứng minh hãng đã bán sản phẩm nguy hiểm hoặc bị lỗi.
Do đó, luật sư của bà, Walter Leechman, đã thay đổi nội dung khởi kiện theo hướng: Hãng Stevenson phải có nghĩa vụ với người tiêu dùng, phải quan tâm đúng mức để đảm bảo sản phẩm của mình an toàn cho người sử dụng. Hãng Stevenson có nghĩa vụ chăm sóc những khách hàng tiêu thụ bia gừng, phải có một hệ thống hiệu quả để làm sạch chai và tr🐬ánh xa ốc sên.
Trong khi đó, 🎃hãng Stevenson phủ n🦩hận việc cho ốc vào bất kỳ chai nào, vấn đề sức khỏe của Donoghue do thể trạng yếu.
Thẩm phán đầu tiên trong vụ án nàꦗy ra quyết định có lợi cღho bà Donoghue, nhưng Tòa án cấp cao Scotland đã bác và tuyên bà thua kiện. Tòa cấp cao đánh giá: Bà không trực tiếp mua chai bia đó thì không được coi là khách hàng. Do đó, hãng không có nghĩa vụ chăm sóc khi có sự vụ bất thường.
Nguyên tắc chung thời điểm đó là các nhà sản xuất không cജó 𒈔nghĩa vụ quan tâm đến bất kỳ ai mà họ không có quan hệ hợp đồng.
Tòa á🅺n cấp cao nhất có thể xét xử kháng cáo là Viện nguyên lão (House of Lords) ở London song án phí cực kỳ tốn kém. Vì không đủ khả năng chi trả kháng cáo, bà Donoghue cần chứng minh mình là 𓆉người nghèo (người nghèo cần sự từ thiện hợp pháp) để được xét xử miễn phí. Bà làm đơn thỉnh cầu, mô tả sự nghèo khó và may mắn được chấp thuận.
Tháng 5/1932, "vụ kiện ốc sên" được xét xử lại 🃏theo kháng cáo của bà. Nguyên đơn lập luận, chai bia gừng do bị đơn sản xuất và bán ra công chúng để tiêu thụ. Chai có nhãn mác và do bị đơn dùng nắp kim loại để đóng kín.
Theo nguyên đơn, hãng Stevenson (bị đơn) với tư cách ꦛlà nhà sản xuất lẽ ra phải đảm bảo hai điều: Dây chuyền an toàn để đảm bảo ốc sên không lọt vào sản phẩm đóng gói của họ; hệ thống kiểm tra hi📖ệu quả trước khi đóng bia vào chai.
Theo phía bà Donoghue, hãng đã không 📖thực hiện cả hai nhiệm vụ này và gây ra vụ "tai nạn". Vì bị đơn đã mời công chúng (bao gồm cả nguyên đơn) tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất (đóng chai, dán nhãn và niêm phong) và không cho người tiêu dùng cơ hội kiểm tra nội dung nên họ có nghĩa vụ chăm sóc khách hàng, để đảm bảo không có gì trong chai sẽ gây tổn thương cho người tiêu dùng như vậy.
Nguyên đơn cho rằng vụ kiện có thể áp dụng nguyên tắc res ipsa loquitur (nghĩa là "sự việc tự nó nói lên"). Nội dung chính của thuyết này có thể được tóm tắt là: Thương tích hoặc sự kiện gây ra thương tích sẽ khô꧅ng xảy ra trừ 𓆉khi một cá nhân hoặc tổ chức đã hành động cẩu thả, tức là nếu có sự cố, chắc chắc ai đó đã có lỗi.
"Việc có một con ốc sên trong chai đã "tự nói lên" sự sơ suất cಌủa nhà ꦺsản xuất", luật sư của bà Donoghue nêu.
Phía bị đơn vẫn giữ nguyên các lập luận như hai phiên tòa trước và cho rằng "chưa chắc" con ốc sên đã có hại, nhỡ đâu cùng là con ốc sên này, chai bia này, nhưng người khác uống lại không bị đau bụng thì sao? Vậy vấn đề ở đây, không phải là do c👍hai bia hay con ốc mà do bụng dạ của chính người uống nó yếu.
Phán qu🤪yết cuối cùng đã được đưa ra qua một cuộc bỏ phiếu sát nút. Trong 5 thẩm phán của Viện nguyên lão xét xử vụ kiện, 3 người đứng về phía bà Donoghue, hai thành viên đứng về phía nhà sản xuất bia.
Bản án ngày 26/5/1932 nêu, nhà sản xuất có🐼 nghĩa vụ quan tâm tất cả người tiêu dùng cuối cùng với sản phẩm của họ, chứ không chỉ người ký hợp đồng với họ. Kể cả nhà sản xuất không nghĩa vụ hợp đồng nào với nguyên đơn, họ vẫn có nghĩa vụ đảm bảo t💃ính toàn vẹn của sản phẩm.
Vụ kiện con ốc sên đã có xuất phát điểm rất nhỏ nhặt nhưng lập luận trong phán quyết cuối cùng được coi là "quả bom tấn" trong ngành tư pháp Anh khi đó. Một trong những vụ án hiếm hoi và mở đầu kỷ nguyên siết chặt trách nhiệm của các nhà tư bản với người tiêu dùng, tác động lâu dài đến xã hội. Đây là phán quyết đầu tiên của tòa án cấp cao nhất của Anh, xác định rằng nhà sản xuất sản phẩm có nghĩa ꦕvụ chăm sóc người tiêu dùng. Quy tắc này là đương nhiên trong bối cảnh cảnh ngày nay nhưng là "chưa từng có" ở thời điểm đó.
Với phán quyết này, chủ tọ🌼a nhấn mạnh vai trò to lớn của các thẩm phán trong việc bảo vệ quyền công dân bằng cách nhìn lại và thay đổi các luật lệ vốn có. "Công lý phải được ưu tiên, ngay cả khi pháp luật đang mâu thuẫn với công lý. Nếu pháp luật đang mâu thuẫn với công lý, nghĩa là đến lúc cần phải♔ sửa luật", chủ tọa nêu quan điểm.
Do đó, vụ kiện kh💃ông chỉ có ý nghĩa cơ bản với sự hình thành và cải cách luật bồi thường ngoài hợp đồng, bồi thường do sơ suất mà là tiền thân của luật tiêu dùng hiện đại trên khắp Khối thịnh vượng chung. Vụ kiện, sau này trở thành án lệ, và được các nhà luật học Anh và châu Âu coi như "động lực thay đổi luật pháp và công lý", và ví dụ điển hình về công lý đứng trên luật.
Bà Donoghue không nhìn ra được ý nghĩa lịch sử lớn lao từ vụ kiện nhỏ nhặt của mình. Bà đơn giản là hài 🌜lòng với số tiền 200 bảng (tương đương 13.000 bảng ngày nay) được hãng bia bồi thường.
Hải Thư (Theo British and Irish Legal Information Institute, UK Pen University, Oxford Library)