Phát ngôn viên Cục điều tra Liên bang (FBI) Jason Pack hôm 26/12 cho biết các đặc vụ đã có mặt tại mộﷺt ngôi nhà ở Antioch, đông nam thành phố Nashville, để tiến hành "hoạt động được tòa án cho phép". Theo một quan chức hành pháp, manh mối về chiếc xe liên quan đến vụ nổ sáng 25/12 đã khiến họ t🎃ìm đến ngôi nhà này.
Pꦿack cho hay các kỹ thuật viên phá bom đã được điều động để đảm bảo an toàn trước khi đội truy tìm bằng chứng tiến vào nhà. Phát ngôn viên FBI không xác nh𒆙ận người sống trong căn nhà này, song hàng xóm Steve Schmoldt cho biết vợ anh đã nhìn thấy một chiếc xe của lực lượng hành pháp từ đêm 25/12 trong khu phố. Qua hình ảnh trên Google Maps, một chiếc xe dã ngoại được phát hiện tại ngôi nhà trên dường như trùng khớp với chiếc xe phát nổ.
Hai nguồn thạo tin tiết lộ các điều tra viên đang xem xét khả năng vụ nổ ở Nashville có thể là một vụ đánh bom tự sát. Họ tin hành động này diễn ra "có chủ đícꦐh" nhưng thời gian sáng sớm và những cảnh báo bất thường trước thời điểm bom nổ cho thấy đây không phải là một 𒆙nỗ lực giết người hàng loạt.
Vụ nổ ở trung tâm Nashville xảy ra vào lúc 6h30, sau khi một chiếc xe xã ngoại đang đỗ bên đường phát ra báo động mọi người nhanh chóng sơ tán, cảnh báo chiếc xe𓄧 sẽ phát nổ trong vài phút. Vụ nổ khiến ít nhất ba người bị🐓 thương, thiêu rụi một số phương tiện và phá hủy một số tòa nhà trong khu vực.
Giới chức hiện🦂 cung cấp rất ít thông tin về cuộc điều tra, song đặc vụ FBI Douglas Korneski cho biết họ đang giải quyết sự việc trê💙n "nhiều mặt".
"Chúng tôi không thể xác nhận bất kỳ những cá nhân hay bất kỳ người nào mà chúng tôi đã đặt vào tầm ngắm", Korneski nói, thêm rằng hiện không có dấu hiệu cho thấy có nguy cơ xảy ra một vụ nổ khꦕác và máy quét cũng không phát hiện thiết bị nổ nào trong khu vực.
Theo nguồn thạo tin, các điều tra viên đang cố gắng tìm hiểu giả thuyết liệu tòa nhà truyền dẫn AT&T có phải là mục tiêu của vụ nổ hay không. Khi được hỏi về vấn đề này, Kornꦦeski cho biết họ đang xem xét mọi động cơ có thể.
Đánh bom xe tại Mỹ hiếm khi xảy ra. Một vụ đánh bom tại thành phố Oklahoma hồi tháng 4/1995 từng khiến 168 người chết, trong đó có 19 trẻ em, hàng tră💫m người bị thương. Thủ phạm Timothy McVeigh đã bị xử tử bằng thuốc độc hồi tháng 6/2001🌱.
Ngọc Ánh (Theo CNN)