Cuộc hội ngộ lần đầu sau 42 năm xa quê của tác giả loạt tình khúc Không tên với người mộ điệu diễn ra trong cơn mưa rả rích tối 3/8, ở Sài Gòn. Một giờ trước khi giao lưu, đông đảo khán giả đã đến đường sách TP HCM. Lượng khách tham dự vượt dự kiến khi✤ến nhiều người phải đứng để tham gia chương trình.
Vũ Thành An xuất hiện nổi bật với vóc dáng cao hơn 1,8 m, vest trắng lịch lãm, mắt hấp háy vui. Ông kể vừa sáng tác ca khúc mới - Cảm ơn đời, ơn người -ꦇ như ꧂một cách tri ân ơn trên cho ông cơ hội và sức khỏe để gặp lại khán giả. Nhẹ nhàng, nhạc sĩ hồi tưởng vài chuyện tình không được gọi tên trong hơn 50 bản nhạc nổi tiếng.
Vũ Thành An lặng ♍người khi nhắc đến người vợ hiện tại. Ông bảo những năm gần đây, sức khỏe vợ ông xuống dốc do bệnh nặng. Nhạc sĩ túc trực, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho bà. Không có ông ở bên, dù cơm canh ngon ngọt ra sao, bà không chịu ăn. Về già, ông và bà hay ngủ phòng riêng, nhưng khi đau ốm, nếu không có chồng vỗ về, bà không yên giấc. Gần một đời đi đó đây, ông chợt nhận ra không bao giờ nỡ xa bà nữa. "Không đi nơi nào nữa/ Đến🦂 lúc dừng lại thôi/ Sẽ sống hàng triệu năm/ Đâu vội chi hỡi người", nhạc sĩ ngâm nga câu thơ. Thế nhưng, vì quá nhớ thân hữu quê nhà, lần này, ông vẫn xa🌳 bà để tái ngộ mọi người.
Vũ Thành An và vợ đến với nhau sau khi cuộc hôn nhân đầu của ông tan vỡ, bà cũng đã qua một đời chồng. Thương người vợ đơn côi suốt mười mấy năm nuôi con khi chồng cũ qua đời, ông sáng tác ca khúc Đời đá vàng (Bài không tên số 40). Ca từ in đậm hình bóng người vợ tảo tần và tình thương ông dành cho bà: "Có một lần mất mát mới thương🍃 người đơn độc/ Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu".
Mỗi phụ nữ đi qua đời Vũ Thành An đều được ông khắc sâu tình cảm tr𓂃ong lòng. Những mối tình chất chứa đó thể hiện qua ca từ, giai điệu man mác, da diết của các tình khúc không tên.
Ông nhắc lại Tình khúc thứ nhất như một kỷ niệm vu vơ thời vụng dại. Ngày đó ông mới ngoài 20, là sinh viên năm nhất khoa Luật. Người yêu ông - nữ sinh năm ba - yêu cầu bạn trai viết tặng mình một bản vì biết ông có tài sáng tác nhạc. Thấy ông lần lữa, bà buồn bã: "Anh không yêu em sao?". Rồi trong chiều chạng vạng, trên chuyến xe từ Vũng Tàu về Sài Gòn, một giai điệu vang lên trong đầu ông. Kết hợp với ca từ của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn - người bạn của ông thời bấy giờ, Tình khúc thứ nhất ra đời, nhanh chóng được yêu mến, mở đầu cho chuỗi bài ca kꦡhông tên đình đám. Nhạc tình Vũ Thành An từ đó đi vào lòng bao thế hệ khán giả.
Nhạc sĩ kể trong những chuyện tình từng trải, ông chịu nhiều sầu não, khổ ải hơn lạc thú. Khi sáng tác Bài không tên số 5, ông đang say sưa trong hạnh phúc bên người vợ sắp cưới. Số tiền 10.000 đồng bản quyền ca khúc - vốn khá lớn vào năm🦋 1969 - được ông dành trọn để mua váy cưới cho vợ. Chuyện tình ấy kết thúc không viên mãn. Năm 1984, nhạc sĩ ký giấy ly hôn để người vợ đầu sang Mỹ định cư cùng con trai. Giờ hồi tưởng, ông cho rằng ca khúc ngày đó đã dự báo về những chia ly, mất mát.
Sau hờn giận, trách móc tình cũ, nhạc sĩ học được cách buông bỏ, chấp nhận. Khi ông viết bản Bài không tên cuối cùng, ca từ đầy uẩn ức: "Này em hỡi/ Con đường em đi đó, con đường em theo đó/ Sẽ đưa em sang đâu/ Mưa bên chồng, có làm em khóc, có làm em nhớ/ Những khi mình mặn nồng...". Nhiều năm sau, ông nhận ra mình đã sai khi hờn trách người cũ. Ông lo rằng nhỡ đâu ca từ bài hát sẽ làm ảnh hưởng mái ấm của người xưa. Bài không tên cuối cùng tiếp nối ra đời nhưღ một cách chuộc lỗi: "Này em hỡi/ Con đường em đi đó, con đường em theo đó, đúng đấy em ơi/ Nếu chúng mình, có thành đôi lứa/ Chắc gì ta đã, thoát ra đời khổ đau...".
Ông kết luận: "Chỉ hạnh phúc thôi, chưa phải là tình yêu. Phải trải qua nhiều cung bậc đớn đau mới 𝓀hiểu hết ái tình".
Suốt hai giờ giao lưu với khán giả Sài Gòn, Vũ Thành An cuốn hút với phong cách điềm đạm, chừng mực và nồng ấm. Ông xưng là An, gọi khán giả là quý vị thân hữu. Mỗi khi phát biểu hay hát xong một bài, ông nhẹ nhàng cúi người cảm ơn tiếng vỗ tay kéo dài. Hàng trăm người - đa số là khán giả trung niên - như sống lại một thời tuổi trẻ đa cảm cùng nhạc sĩ. Họ nhẩm theo từng câu hát được các🔜 ca sĩ trẻ thể hiện ở buổi giao lưu.
Ông Huỳnh Hữu Trí (gần 80 tuổi) cố chen vào đám đông vây quanh nhạc sĩ Vũ Thành An để xin chữ ký song không được. Ông kể phải nhờ cháu chở xe m🌠áy từ Mỹ Tho (Tiền Giang) lên TP HCM để gặp nhạc sĩ. "Tôi nghe nhạc Vũ Thành An từ trước năm 1975 cho đến sau này. Ông ấy nhỏ ಌtuổi hơn tôi, nhưng tôi vẫn mê nhạc ông ấy vì ca từ trải đời, đầy chiêm nghiệm", khán giả chia sẻ.
Một khán giả tên Hưng chia sẻ ông cùng vợ khởi hành từ ba giờ sáng từ Bình Thuận vào TP HCM để kịp đến với cuộc giao lưu với nhạc sĩ. Ông Hưng xúc động kể ngày 15 tuổi, ông đã mê mẩn các tình khúc Vũ Thành An. "Nay đã 65 tuổi, tôi vẫn yêu nhạc Vũ Thành An. Cho đến 80 tuổi, tôi vẫn yêu nhạc ông. Nhờ nhạc Vũ Thành An mà tôi cưới được vợ", khán giả chia sẻ với nhạc sĩ.
* Vũ Thành An hát "Nếu không gặp lại ở thế gian"
Về cuối, không khí chương trình lắng lại khi Vũ Thành An tâm sự về dự cảm một ngày ông sẽ qua đời. Với ông, về nước ở độ tuổi 74 là một cách tạm biệt, tri ân những người yêu mến. "Mình không thể sống mãi được, phải chuẩn bị cho ngày mai. Chúng ta không thể biết được ngày r🐓a đi của mình", ông trầm ngâm. Nhạc sĩ hát ca khúc mới nhất của ông để khép lại buổi hội ngộ: "Nếu không gặp lại ở thế gian/ Thì xin hẹn ước tìm nhau bên kia đời".
Sau khi ra mắt sách ở TP HCM, Vũ Thành An sẽ tham gia liveshow tại Quy Nhơn (ngày 4/8), Quảng Ngãi (ngày 5/8), Đà Nẵng (ngày 6/8) cùng Thanh Lan, Vũ Khanh. Ngày 18/8, nhạc sĩ kết hợp Quang Dũng, nhóm Năm Dòng Kẻ trong đêm nhạc tại TP HCM. Ngày 19 và ngày 20/8, ông tham gia liveshow Vàng son một thuở tại Hà Nội cùng Bằng Kiều, Thanh Lan.
Nhạc sĩ Vũ Thành An sinh năm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1969, ông phát hành tập nhạc Những bài không tên. Các tác phẩm của ông được yêu thích ở khắp miền Nam khi đó. Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và địn🍸h cư tại Mỹ.
Mai Nhật