Rất ít người Trun🌸g Quốc ngày nay còn nhớ cái tên Wang Wei, phi công 33 tuổi thiệt mạng 18 năm trước khi chiến đấu cơ của anh này va chạm với máy bay do thám Mỹ gần đảo Hải Nam.
Ngày 1/4/2001, phát hiện một máy bay trinh sát EP-3E của Mỹ xuất hiện trên vùng trời gần đảo Hải Nam, Tru💯ng Quốc triển khai hai chiến đấu cơ lên ngăn chặn. Trong cu🐼ộc đối đầu căng thẳng sau đó, tiêm kích J-8II do Wang điều khiển bất ngờ va chạm với máy bay Mỹ, khiến nó lao xuống biển. Wang phóng ghế thoát hiểm, nhưng tử nạn khi dù không bung.
Trung Quốc hồi đầu tuần không tổ chức buổi lễ nào đ🅠ể tưởng niệm Wang nhân dịp 18 năm xảy ra thảm kịch này, nhưng giới phân tích cho rằng tầm quan trọng của vụ va chạm trê♌n bầu trời đảo Hải Nam đối với quân đội nước này là "không thể xem nhẹ".
"Cái chết của Wang là một tai nạn nhưng đã mở ra không ít thay đổi", chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc K꧙inh nhận xét. "Sự việc cách đây 18 năm đã thúc đẩy Trung Quốc tiế𒆙n nhanh hơn trên con đường hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là phát triển chiến đấu cơ cho hải quân và không quân".
Th✃eo Zhou, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã quyết tâm nâng cấp máy bay hải q💛uân sau sự cố, dẫn tới việc thay thế toàn bộ chiến đấu cơ J-8 bằng các tiêm kích thế hệ thứ tư như J-10, J-11 và oanh tạc cơ JH-7. Ngoài những mẫu phi cơ mới, tiên tiến hơn, quân đội Trung Quốc còn đầu tư mạnh tay để cải tiến các tính năng sẵn có của máy bay, chẳng hạn như hệ thống thoát hiểm khẩn cấp.
"Các chiến đấu c❀ơ J-11 hiện đóng vai the🐼n chốt trong việc đối phó với tất cả những tình huống đối đầu trên không", Zhou cho biết.
Trung Quốc bắt đầu phát triển chiến đấu cơ tàng hình đầu t🍃iên J-20 vào năm 2007. J-20 được cho là đối thủ của các chiến đấu cơ Mỹ thế hệ 5 như F-22 hay F-35, khi nó ra mắt vào năm 2011 rồi gia nhập꧂ biên chế quân đội Trung Quốc năm 2017.
Theo chuyên gia hꦚải quân Li Jie, sau sự cố ở Hải Nam, quân đội Trung Quốc đã phát triển chiến lược tập trung nhiều vào phòng thủ ngoài khơi hơn là phòng vệ trên bờ.
"Trung Quốc không thành thạo trong việc đưa ra những phản ứng 'chuyên nghiệp và hợp lý' khi vụ va chạm xảy ra vào năm 200ꦕ1 bởi họ tuân theo học thuyết phòng thủ đất liền",ꦓ Li nói.
Zhou nhận định vụ va chạm cũng góp phần giúp nâng cao vị thế của hải quân trong nội bộ quân đội Trung Quốc, khiến giới lãnh đạo phân bổ nhiều nguồn lực cho hải quân, đồng thời đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa. "Trước đây, quân đội Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới lục quân, còn hảꦜi quân chỉ đóng vai trò thứ yếu", ông cho𓂃 hay.
Sự cố ngày 1/4/2001 đã làm bùng phát một cuộc đối đầu ngoại giao kéo dài 11 ngày giữa Bắc Kinh và Washington khi hai bên đều đổ lỗi ♓cho đối phương. Tất cả 24 thành viên phi hành đoàn máy bay Mỹ bị Trung Quốc bắt sau khi chiếc phi cơ bị hỏng và p🌌hải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam.
Những năm gần đây, Trung Quốc cáo buộc Mỹ thường 🦩xuyên ꦰđiều tàu chiến và chiến đấu cơ thực hiện các nhiệm vụ trinh sát gần Hải Nam, nơi quân đội Trung Quốc đặt căn cứ hải quân lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, hải quân Mỹ nói họ chỉ tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Li cho rằng nếu một vụ va chạm tương tự xảy ra ở hiện tại, "hệ quả có thể sẽ rất khác bởi quân đội Trungꦬ Quốc giờ đây có nhiều máy bay hiện đại hơn và họ đã thiết lập một hệ thống xử lý khủng hoảng toàn diện nhằm đối phó với mọi động thái từ phía Mỹ".
Sau sự cố va chạm máy bay cũng như trong bố🌳i cảnh Trung Quốc và Mỹ ngày càng cạn🥂h tranh gay gắt, những tình huống đối đầu quân sự giữa hai bên vẫn xảy ra. Năm 2017, Mỹ tố cáo Trung Quốc điều hai chiến đấu cơ Su-30 áp sát và "suýt va chạm nguy hiểm" với một máy bay do thám của nước này trên biển Hoa Đông.
Nhưng theo Song Zhongping, bình luận viên quân sự tại kênh Phoenix TV, kịch bản về một vụ va chạm như năm 2001 ít có khả năng lặp lại. "Quân đội Trung Q🐼uốc đã được chuẩn bị tốt hơn cũng như tự tin hơn trong việc đối phó chuyên nghiệp và an toàn với người Mỹ", Song nói.
Vũ Hoàng (Theo SCMP)