Theo đánh giá của Sở Công Thương TP HCM, tình hình thị trường hàng hóa trong nước gặp nhiều khó, sức mua tăng chậm nhưng lượng hàng phục vụ Tết vẫn tăng mạnh. Tổng g🌺iá trị hàng hóa chuẩn bị cho Tết Giáp Ngọ 2014 là 3.709,9 tỷ đồng. Riêng nguồn cung của các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường là 2.450.5 tỷ đồng. Trong đó, 🌠 Liên hiệp HTX thương mại thành phố (Saigon Co.op) là 1.580,6 tỷ đồng (hàng bình ổn 794,6 tỷ đồng) Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) chuẩn bị 853 tỷ đồng ( hàng bình ổn 784 tỷ đồng), Công ty TNHH Ba Huân 71,1 tỷ đồng…
Tại 3 chợ đầu mối, lượng hàng hóa nhập chợ trên 8.000 tấn một ngày, những ngày giáp Tết sẽ tăng 50-70% so với thường ngày. Dự trữ tại các chợ truyền thống có thể không cao bởi các tiểu thương cho biế♐t từ đầu năm đến nay sức mua vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi nên họ không dám dự trữ với 𒐪số lượng nhiều vì lo ngại tồn kho.
Mặc dù đa phần các doanh nghiệp chuẩn bị tương đối đầy đủ hà🍃ng Tết như🎉ng nhiều đơn vị vẫn lo lắng về sức mua của thị trường.
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết, lượng hàng dự trữ năm nay tăng hơn 20% so với năm ngoái. “Nguồn hàng rất dồi dào. Chúng tôi không lo thiếu hàng mà chỉ lo sức mua giảm, bởi lẽ hiện sức mua vẫn chậm. Năm nay sẽ không có tình trạng làm giá trứng của công ty nước ngoài như những năm trước vì chúng tôi đã có thêm nguồn hàng đối ứng”, ông Đạt nói. Để tăng cường sức mua trong tháng cao điểm Tết Giáp Ngọ 2014, công ty mở rộng thêm các điểm bán hàng lưu động như các chợ truyền thống và 🦄vùng sâu vùng xa.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan lo ngại sức mua năm nay không tăng so với năm trước, bởi kinh tế chưa phục hồi. Ông Mười cũng cho biết ch🌼ưa năm nào Vissan tung ra chương trình khuyến mãi giảm giá lâu như 🍎năm nay. Vissan tăng dự trữ lượng hàng tết hơn 20% so với năm ngoái là vì chuẩn bị cho cả quý I/2014.
“Sức mua năm nay sẽ tập trung vào những ngày cận Tết, chứ không trải đều như những nă𓃲m trước♎. Đời sống kinh tế, tập quán của người dân đã thay đổi nhiều. Họ không còn thói quen mua nhiều để dự trữ mà họ nghĩ tới đi du lịch trong dịp Tết hoặc mua thức ăn trong ngày. Do vậy, năm nay để tăng cường sức mua Vissan bán ngày tới tận 30 Tết và mở cửa hàng lại vào ngày mùng 2”, ông Mười nói .
Là doanh nghiệp có thị phần lớn về trứng trên thị trường, Công ty TꦏNHH Ba Huân cũng lo ngại sức mua năm nay sụt giảm và có thể có lượng hàng tồn kho.
Ông Phan Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công ty Ba Huân cho biết, năm nay để có nguồn hàng dồi dào phục vụ Tết, công ty đã đưa vào sử dụng trang trạ♐i chăn nuôi công nghệ cao ở Bình Dương giúp sản lượng hàng Tết tăng lên 20-30% so với năm ngoái. Để tăng sức mua tháng cận Tết này công ty sẽ đẩy mạnh bán hàng lưu động nhiều hơn nữa tại các 🅘chợ truyền thống. Mặt khác, để tránh tinh trạng sốt giá cục bộ, năm nay công ty tập trung khoảng hơn 10 đầu xe chuyên để phục vụ bán hàng lưu động đi các khu vừng sâu vùng xa và khu công nghiệp.
"Nếu như lượng hàng cho dịp Tết còn dồi dào cไhúng tôi sẽ đưa vào kho trữ lạnh để bảo quản, muối hoặc chế biến ra những sản phẩm đạt chất lượng mà thời hạn sử dụng vẫn đảm bảo", ông Hùng nói.
Theo dự báo của Sở Công thương, giá một số mặt hàng thiết yếu sẽ tăng nhẹ vào những ngày cận Tết. Còn một số mặt hàng tham gia chương trình bình ổn sẽ đảm b🍰ảo ổn định. Vào những ngày cận Tết các đơn vị cung ứng sẽ thực hiện giảm giá sâu một số mặt hàng thiết yếu như trứng gia cầm, thịt gia cầm, gia súc. Riêng về mặt hàng bánh kẹo, sản lượng 🔯sản xuất tăng 20-30%, đa số các doanh nghiệp giữ giá ổn định. Chỉ có công ty Kinh Đô giá bán sẽ tăng từ 2-3%.
Hồng Châu