Sau gần hai thập niên buôn hồ tiêu ra nước ngoài, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công 💧ty Phúc Sinh cho biết đơn vị này cũng đã chạm mốc xuất khẩu 65.000 - 70.🔴000 tấn cà phê mỗi năm.
Ông Thông còn tiết lộ tham vọng lấn sâu hơn vào kinh doanh cà phê nội địa, vốn là thị trường khốc liệt với đủ mọi phẩm cấp đang hiện hữu. Tuy🐠 nhiên, ông tuyên bố "bán cà phê không giống ai", bằng việc chỉ bán sản phẩm 100% nguyên chất rang xay, xác nhận từ hai tiêu chuẩn UTZ và BRC của châu Âu.
"Theo tôi biết, thị trườ🥀ng Việt Nam chưa ai ghi trên sản phẩm 100% cà phê nguyên chất rang xay", ông Thông nói và cho rằng không ngại đụng chạm đến những sản phẩm cũng tuyên bꦇố "nguyên chất" trên bao bì.
Thực tế,ﷺ chuẩn UTZ (tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc cà phê) đã được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, các mặt hàng này chỉ để bán ra nước ngoài. Ông Thông lý giải đó là lý do mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khoảng 60.000 tấn cà phê đã qua chế biến từ Br🍃azil, Mỹ, Trung Quốc.
Do đó, ông quyết định đi ngược thị trườ𝓀ng, mang loại hàng này bán nội địa và giữ quan điểm cà phê không cần trộn thêm gì trong quá trình rang xay. Ông cho rằng "niềm tự hào 29 công thức chế biến cà phê" đã lỗi thời.
"Chúng tôi không nhồi bột bắp, bột đậu vào cà phê dù như vậy giá sản phẩm sẽ tăng gấp bội. ꦉNếu với 30% bột bắp, 30% bột đậu th🐬ì giá gốc một gói cà phê chỉ 7.000 đồng, trong khi một gói 100% cà phê thì giá gốc phải đến 50.000 đồng", ông chủ Phúc Sinh phân tích.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ý tưởng bán cà phê không giống ai này cũng không dễ. Thói quen thưởng thức cà p💙hê có phụ gia để dậy mùi đã được hình thành hơn 40 năm nay. Vấn đề đôi khi không phải là nguyên chất hay giá tiền, mà là sở thích người uống.
"Đi ngược ♎dòng thì ai cũng nói khó. Nhưng xu hướng bây giờ người ta chuộng ăn đồ sạch, đồ nguyên chất. Nhất là giới trẻ có ý thức việc này rất cao. Đối tượng chính chúng tôi nhắm đến là người từ 18 đến 50 tuổi. Tất nhiên, thay đổi thói quen thì không thể vội vã và cಌần có thời gian", ông Thông thừa nhận.
Những bước đi đầu tiên thật sự không 🍸đơn giản, mà theo ông Thông nói là "cực hơn xuất khẩu rất nhiều". Sản lượng cà phê bán nội địa của Phúc Sinh hiện chỉ tầm 1% sản lượng xuất khẩu hàng năm. Mỗi năm, đơn vị nay chỉ mới sản xuất được gần 2.750 tấn cà phê có chuẩn UTZ. Đây là kết quả hợp tác với 897 hộ, diện t🉐ích 1.000,6 hécta ở Buôn Hồ (Đăk Lăk).
"Chất lượng cà phê cao hay thấp tùy thuộc vào tỷ lệ trái chín, ít nhất là 90%, nhưng vì nhiều lý do mà khó thuyết phục nông dân. Có người sợ hái trộm, có người quan niệm🍰 'xanh nhà hơn già đồng' nên chùm cà phê vừa có trái chín là họ hái", ông Thông kể về khó khăn trong những năm 2011-2012, khi đi thuyết phục nông dân làm theo c✤huẩn.
Viễn Thông