Chị Tam tìm được quả bom trong khi rà phế liệu. Ảnh: Dân Trí |
Chị Ngu♛yễn Thị Tam không bao giờ quên cảnh tượng của 10 năm trước, khi ấy chị mới sin🐈h đứa con thứ tư được 10 ngày, một tiếng nổ rất lớn phát ra ngay cạnh nhà, chạy ra đến nơi chỉ thấy một lỗ sâu hoắm, xác anh Hảo, chồng chị không còn nguyên vẹn.
Chị kể, năm 23 tuổi xây ౠdựng gia đình, bốn đứa con lần lượt ra đời, lần hồi mãi chẳng đủ ăn. Mới 34 tuổi chị đã góa chồng, không nghề nghiệp, chẳng biết bấu víu vào đâu, gia tài lớn nhất mà người chồng để lại là bốn đứa con nheo nhóc và một ngôi nhà tranh vách đất chẳng khác gì túp lều vịt.
Họ hàng ruột thịt, bạn bè quen biết, không ai chị không vay mượn, cũng được lưng vốn để đi buôn bán lặt vặt, nhưng không biết tính toán, càng đi buôn càng lỗ, nợ càng nhiều. Cuộc sống hàng ngày diễn ra n🍌hư những cơn sóng dữ dồn năm mẹ con đến tận đáy của cơ cực.
Quyết định tiếp tục công việc của chồng để sống, đi rà sắt vụn. Hồi đó, mảnh bom, xác pháo còn nhiều lắm. Tuy nhiên nguy hiểm đã được biết trước, một nhát cuốc dù nhẹ hay mạnh🎃 cũng là một cái án tử hình cho những người làm c𝐆ái công việc này. Nếu trúng kíp nổ chỉ có nước mất xác.
Vì nghèo đói, túng quẫn, bốn đứa con đang tu𒁏ổi ăn tuổi học,🐬 chị chấp nhận theo cái nghề đã cướp mất chồng mình.
5h sáng, chị lụi hụi bên chiếc xe đạp, đằng sau buộc chiếc làn nhựa, bên trong lủng củng cơm, nước uống, máy dò...; đằng trước là một chiếc cuốc được buộc dọc theo gióng xe.
Ở cái buổi này, những mớ sắt lộ thiên đã bị lấy hết. Mỗi ngày chị phải đạp xe 50 - 60 km để tìm kiếm, chưa kể đi bộ giữa cái nắng như thiêu như đốt để rà những mảnh sắt vụn.
Chị khoe, từ ngày người ta “phát minh” ra cái máy dò tìm thô sơ, loại máy này bình thường phát ra tiếng kêu đồng giọng nhưng khi gặp vật thể kim loại, xa thì âm sắc thay đổi, gọi là “tiếng gió”, gần thì ngưng phát tiếng kêu, chị cũng đỡ vất vả hơn. Để có được bộ cảm ứng chạy bằng pin này, chị đã phải vay tiền trả góp của chủ hàng thu mua sắt vụn 500.000 đồng.
Chị kể, cách đây không lâu, lúc rà tìm phế liệu, chiếc máy bỗng rít lên rồi ngưng tiếng, chị mừng rỡ chắc mẩm đó là một chiếc xác xe nên hăm hở bổ cuốc. Đào được chừng 50cm, bỗng lộ ra một hầm trái đạn M79. Chị ngồi vật xuống, mồ hôi vã ra như tắm, may mà nhẹ tay bới chứ không đã mất xác.
Ngần ấy năm làm nghề, không biết đã bao nhiêu lần chị đào phải bom mìn. Có những lần chị đào được trái bom dài đến 1,6 mét, to bằng cả vòng tay người ôm, nhưng không dám lấy. Nhiều lúc tiếc lắm nhưng có đem về, để nguyên thế cũng chẳng ai mua, tháo ra thì sợ.
Sau cái chết thương tâm của chồng chị, chị chứng kiến cái chết của một người “đồng nghiệp” từ Huế ra Quảng Trị rà sắt. Người này không may rớ đúng “thần chết”, bị nổ tan thây...
Chị mong mỏi có đủ tiền để nuôi các con ăn học, có một nghề ổn định để giã từ cái nghề sờ gáy thần chết này, để đứa con thứ hai của chị không phải nghỉ học theo nghề mẹ.
Chị cười: “Nghề rà tìm phế liệu như ở đây chắc chẳng nơi nào có. Người ta cứ thấy bom đạn là sợ, co chân chạy. Còn chúng tôi lại cứ lăn xả vào "xin chết"...
(Theo Dân Trí)