Luật sư Trần Hữu Huỳnh. |
- Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của Luật Cạnh tranh khi có hiệu lực từ 1/7?
- Bản thân Luật đã đưa ra các quy định tương đối cụ thể, song có khó khăn nhất định khi đi vào cuộc sống. Các khái niệm như thị trường, sản phẩm liên quan, doanh thu, doanh số, thị phần một loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp 🍸đều được đề cập trong luật cũng như dự thảo nghị định hướng dẫn. Tuy nhiên, cách thức xác định phải như thế nào để từ đó xem xét có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không? Hay như các quy định về liên quan tới thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc 🌌quyền, làm thế nào để áp dụng trong thực tế? Làm được việc đó có những khó khăn nhất định.
Khó khăn ở chỗ phần lớn các vấn đề vi phạm cạnh tranh, trong đó có nội dung liên quan tới độc quyền, còn rất mới mẻ ở Việt Nam, kể cả xét trên phương diện nghiên cứu, học thuật cũng như kinh n💃ghiệm thực tế. Luật thì mới có. Ở các nước mọi chuyện rất dễ dàng bởi đã có thực tiễn từ lâu rồi, có nhiều tranh chấp được giải quyết và tòa án cũng có án lệ để mọi người tham khảo. Bản t♓hân doanh nghiệp cũng nhận thức rõ ràng về vấn đề này.
- Vậy việc thực thi Luật Cạnh tranh sẽ bắt đầu như thế nào?
- Có hai quan đi🎐ểm. Một quan điểm là cố gắng đi sâu giải thích các khái niệm, thuật ngữ để hội đồng quản lý cạnh tranh, cơ quan xử lý cạnh tranh và cả doanh nghiệp có cơ sở hiểu biết mà áp dụng. Nhưng làm như vậy có nguy cơ vi phạm nguyên tắc giải thích pháp luật, bởi đây là thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chứ không phải của cơ quan hành pháp. Cũng có quan điểm cho rằng chúng ta cứ áp dụng theo quan niệm pháp luật riêng của mỗi đơn vị, anh hi🌊ểu thế nào về điều luật đó thì tự áp dụng. Vì mọi thứ còn mới nên cứ áp dụng trước đã, rồi trong quá trình thực tiễn sẽ đúc rút kinh nghiệm và tổng hợp lại để hoàn chỉnh, bổ sung.
Tất cả đều là mới mẻ với Việt Nam. Vìꦐ vậy theo tôi, nếu đi sâu vào giải thích thì không chỉ sai thẩm quyền mà sẽ có rủi ro. Chúng ta cần chấp nhận một giai đoạn quá độ, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đồng thời cần có hình thức hỗ trợ như các cơ quan nhà nước, cơ quan nghiên cứu đưa ra tài liệu tham khảo, không mang tính pháp lý bắt buộc song có thể là định hướng cho thẩm phán, cho ꦅdoanh nghiệp. Từ tình hình thực tế sẽ có thời gian để hoàn chỉnh, bổ sung.
- Trước khi có luật, các vi phạm cạnh tranh được xử lý như thế nào, thưa ông?
- Hai nội dung quan trọng trong Luật Cạnh tranh là chống độc quyền và xử lý cạnh tranh không lành mạnh. Riêng trong lĩnh vực💫 cạnh tranh không lành mạnh, đã có một số văn bản xử lý riêng và thực tế đã có một số vụ việc được xử lý. Riêng về độc quyền thì chưa có văn bản xử lý, bởi đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ.
- Trong bối cảnh các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đều chiếm vị trí quan trọng trên thị trường, các khái niệm về chống độc quyền, hạn chế cạnh tranh lại quá mới mẻ, làm thế nào để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng với mọi thành phần kinh tế ngay cả khi đã có luật?
- Luật Cạnh tranh quy định về các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, tập trung kinh tế... thực chất nội dung này chính là chống độc quyền. Nguyên tắc của Luật là tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp được tham gia thị trường một cách bình đẳng. Nhưng thực tế thì các doanh nghiệp "phi nhà nước" hay "ít nhà nước" sẽ gặp khó khăn, dù đã có công cụ pháp lý bảo ༒vệ mình. Với chế độ sổ sách, kế toán và thống kê hiện nay ở Việt Nam, rất khó để có thể tính toán và xác định thế nào là chiếm lĩnh thị phần, độc quyền hay lạm dụng vị trí thống lĩnh... Bản thân các doanh nghiệp nhỏ lại không có kinh nghiệm và ♕cũng không đủ khả năng tài chính để có thể chứng minh mình bị hạn chế tham gia thị trường.
Điều quan trọng chính là ý chí của cơ quan hành pháp. Nếu nhà nước có ý muốn chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh thì không phải chờ🐈 đến khi có tiếng kêu cứu của doanh nghiệp mới ra tay. Cơ quan nhà nước phải đi tiên phong trong việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng tự do và chống độc quyền một cách mạnh mẽ. Phải kiểm soát để các doanh nghiệp lớn không lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình, hạn chế doanh nghiệp khác dưới bất cứ hình thức nào. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, cung cấp thông tin, h൩ướng dẫn cho họ để họ có kiến thức và kinh nghiệm. Quan trọng nhất là cần tách biệt quản lý nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có tiếng nói gì để giúp các doanh nghiệp tham gia thị trường một cách bình đẳng?
- Điều quan trọng nhất là thiết lập một môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng. VCCI cố gắng phản ánh ý k🌠iến của doanh nghiệp, giải quyết các vướng mắc và tạo môi trường thông thoáng để các doanh nghiệp cùng tham gia thị trường. Bản thân VCCI cũng tham gia vào quá trình soạn thảo Luật Cạnh tranh,𓆏 Luật Doanh nghiệp thống nhất, và góp ý cho Luật Đầu tư chung. Đấy là những việc làm cụ thể để góp phần tạo sự thông thoáng, gỡ bỏ rào cản, xóa các hạn chế và phân biệt bất hợp lý giữa các đối tượng doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng cũng như cơ hội tham gia cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Là một trong những người tham gia soạn thảo Luật Cạnh tranh, ông có lời khuyên gì với doanh nghiệp nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình?
- Bản thân doanh nghiệp phải hiểu biết quy định để sử dụng làm công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Nắm rõ quy định mới chủ động nhận biết các hành vi vi phạm cạnh tranh, từ đó có thể nhờ pháp luật can thiệp. Trong vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, trước khi có được phán quyết của cơ quan nhà nước để đi đến xử phạt vi phạm, doanh nghiệp phải tự chứng mình thiệt hại của mình để tòa án công nhận các thiệt hại đó, yêu cầu bên vi phạm bồi thường. Mức xử 🐭phạt vi phạm hành chính cao nhất là 100 triệu đồng là lớn, song chẳng thấm vào đâu so với công sức đầu tư cho việc sáng tạo và phát triển sản phẩm, thị trường, thương hiệu...
Song Linh thực hiện