Con trai ngꦯhệ sĩ - ông Tùng - cho biết Văn Hường qua đời lúc 19h ngày 7/12 tại Bệnh viện nhân dân Gia Định, sau 10 ngày điều trị xuất huyết não. "Ông mất trong vòng tay của gia đình", người con cho biết.
Tang lễ của nghệ sĩ Văn Hường được tổ chức tại nhà riêng ở thành phố Thủ Đức. Lễ động quan diễn ra lúc 8h ngày 11/12, sau đó hỏa táng tại𓄧 nghĩa trang 💃Phúc An Viên.
Đạo diễn Hồng Dung - con gái Nghệ sĩ Nhân dân Năm Châu - nhận xét Văn Hường là tượng đài về thể loại vọng cổ hài nhiều thập niên qua. Trong mảng thu âm, ông là tên tuổi ăn khách hàng đầu của làng ca cổ một thời nhờ giọng hát đặc trưng, cách đặt câu, sắp chữ tự nhiên, nhuần nhuyễn. Theo bà, sau này, dù nhiều người theo đuổi trường phái của Văn Hường, ông vẫn ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng nhờ các sáng tác của soạn giả Viễn Châu. "Nhiều bản ca cổ của ông, như loạt bài về Tư Ếch, trở thành bất hủ, có đời sống riêng trong lòn൩g khán giả", bà Hồng Dung nói.
Ông tên thật là Nguyễn Văn Hường, sinh tại Long Thạnh Mỹ, Thủ Đức. Sớm có năng khiếu ca hát, chỉ nhờ nghe đài, Văn Hường thuộc nhiều bài bản, điệu lý. Năm 15 tuổi, khi bán hạt dưa dạo ở các rạp cải lương nổi tiếng và tụ điểm nghệ sĩ hay lui tới, Văn Hường được nghệ sĩ Lệ Liễu (mở quán gần khu vực cầu Thị Nghè) phát hiện, giới thiệu đến nhiều ngườ🧸i, trong đó có "bầu" Bảy Cao và soạn giả Viễn Châu.
Soạn giả Viễn Châu hướng ông đi theo con đường hát hề (phong cách hài hước). Ông cũng sáng tạo nên cách ngân "ư hự" độc đáo khi xuống vọng cổ. Bài vọng cổ hài đầu tiên Đêm tân hôn giúp Văn Hường gây tiếng vang, đặt viên gạch đầu tiên cho Văn Hường, được đông đảo công chúng gọi với biệt danh "vua vọnꦜg cổ hài". Theo đạo diễn Thanh Hiệp, sau Văn Hường, nhiều nghệ sĩ khác như Hề Sa, Hề An Danh, Hề Thanh Nam cùng phát triển trường phái vọng cổ hài, song Văn Hường vẫn ghi dấu nhờ sự điêu luyện trong kỹ thuật nhả chữ, lối hát tự nhiên, tung tẩy.
Phong cách ca độc lạ của Văn Hường phù hợp với các sáng tác vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu. Sinh thời, soạn giả Viễn Châu cho biết giọng ca của Văn Hường giúp ông khơi nguồn cảm hứng viết nên nhiều bài vọng cổ. Chùm sáng tác về Tư Ếch, như Tư Ếch đi chợ, Tư Ếch đi hội chợ, Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tư Ếch - Ba Râu đi xem đại nhạc hội, qua giọng ca Văn H✅ường, được nhiều khán giả mộ điệu cải lương yêu mến.
Năm 1972, Văn Hường hợp tác với nghệ sĩ Thanh Hải lập đoàn hát riêng mang tên Thanh Hải - Văn Hường. Sau năm 1975, Văn Hường về cộng tác với đoàn cải lương tập thể Thống Nhất (Tây Ninh), rồi đoàn Sống Chung (Phước Chung). Từ năm 1987, ông dần lui về ở ẩn, mở quán nghệ sĩ, sống an nhàn bên gia đình.
Quan niệm rời sân khấu là chấp nhận từ bỏ hào quang, dù nhận được nhiều lời mời đi diễn, thu tuồng, ông đều từ chối. Danh ca từng nói những gì hay nhất, đã cống hiến hết trên sân khấu ngày trước, do đó chỉ muốn khán giả lưu giữ trọn vẹn hình ảnh về Văn H𒁃ường thời trước.
Mai Nhật