Giang Lương Minh Phú (Gia Phú), sinh năm 1988, là diễn viên tự do, sinh ra và lớn lên tại TP HCM. Phú đam mê du lịch, ăn uống và có lợi thế về ngoại hình, từng đi đóng phim và tự tin xuất hiện 💦trước ống kính. Năm 2019, Phú và bạn mình là Lê Trọng Điền (198ꦫ9) cùng nhau lập kênh YouTube chuyên review ẩm thực đường phố Sài Gòn. Hoạt động từ năm 2019 đến nay, kênh YouTube nhận được 300 nghìn lượt đăng ký và có trên 100 triệu lượt xem.
Mỗi video review ẩm thực có độ dài khoảng 30 phút, được thực hiện dưới dạng video thực tế. Phú là nhân vật trải nghiệm, giới thiệu về hàng quán, địa chỉ, không gian quán, tương tác vớ💎i chủ quán về cách thức chế biến, điểm nhấn của món ăn. Sau đó, anh sẽ thưởng thứ💝c món ăn tại chỗ, nêu cảm nhận của mình, những lưu ý cũng như nhận xét về hàng quán. Video anh thực hiện chi tiết hơn có thời lượng lên đến 50 phút.
Hàng quán Phú chọn khá đa dạng, từ cơm tấm, bánh tráng trộn, bún thịt nướng, bún riêu, phở đến bánh mì, bánh canh, ốc nướng... cùng những món ăn độc lạ. Mỗi video mất khoảng 2-3 giờ quay mới hoàn thành. Theo Phú, Sài Gòn có rất nhiều hàng quán, từ hẻm nhỏ đến đường lớn, đâu đâu cũng sẽ có đồ ăn ngon, giá rẻ, cứ tìm thì sẽ có. Phú quay video tại những quán quen anh ha💦y ăn, tình cờ bắt gặp trên đưꦛờng hoặc từ chia sẻ của cộng đồng.
Những ngày bắt đầu▨ làm YouTube, Phú và bạn phải đi mượn tiền để mua máy móc, thiết bị và quyết tâm làm liên tục suốt 6 tháng để xem khả năng của mình như thế nào. Vì là kênh mới nên mỗi ngày anh và bạn phải liên tục sản ꦫxuất video để tìm kiếm và giữ chân người xem. "Nếu không đăng tải liên tục mỗi ngày, kênh của mình coi như mất hút, công sức mấy tháng trời bỏ hết", anh nhớ lại.
Theo anh, không ít người nghĩ làm YouTube là chỉ đi quay rồi về 🌳đăng cả video lên là sẽ có tiền, trước đó bạn của anh cũng phải tham gia các khóa học về nền tảng này để nắm nguyên tắc, anh quan niệm YouTube như một sân chơi và YouTuber phải hiểu luật chơi.
Trước mỗi lần quay, nhóm anh Phú chọn ra 3 hàng quán để dự phòng nếu k🍌hông quay được thì có thể chuyển địa điểm. Anh và🎉 bạn cũng không lên kịch bản trước, lại địa điểm xin phép chủ quán rồi ghi hình, ứng biến linh hoạt tùy tình huống.
"Mình suy tính quá thì có thể làm cô, chú hồi hộp, họ cũng nói chuyện rập khuôn, không thoải mái, chia sẻ một cách tự nhiên với mình đℱược", Phú cho biết anh không can thiệp sâu vào câu chuyện, tránh những điều không nên hỏi. Nếu nhân vật bận thì anh và b♏ạn đợi chứ không hối thúc làm chủ quán khó chịu.
Trong hàng trăm video đã thực hiện, ở hàng q💃uán nào anh cũng có những kỷ niệm riêng, nhưng hình ảnh nhớ nhất trong anh là các cụ ông, cụ bà bán hàng có hoàn cảnh khó khăn: "Họ rất hào sảng, hàng không đông khách, bán không có lời nhiều nhưng vẫn tươi cười, lạc quan, tuy cuộc sống khó khăn nhưng vẫn giữ được sự tích cực". Anh nói vui hơn là sau những video mình đăng tải, người xem thấy được và ủng hộ họ.
Ngược lại, anh cũng từng buồn khi đọc những bình luận từ người xem như "Ăn nói gì nhỏ nhẹ như con gái" khi thưởng thức món ăn chậm, còn khi anh ăn nhiều thì bị bảo "Ham ăn như đói lắm". Phú sau đó đã nghiệm ra đây là lẽ đương nhiên khi làm công việc này, có người thích người không, anh luôn cố gắng điều chỉnh theo ý người xem sao cho phù ꦜhợp với bản thân qua từng video.
Gia Phú thừa nhận hiện có nhiều kênh YouTube rải rác, làm người xem có cái nhìn không thiện cảm với YouTuber: "Có người quay video giật gân, câu view nhận được sự quan tâm lớn từ người xem. Còn những kênh YouTube được đầu tư nội dung, hình ảnh chỉn chu thì lại không được ủng hộ♌ nhiều, thậm chí có người đã phải từ bỏ v🥀ì không duy trì nổi".
Riêng anh cũng cố gắng hết mình để chia sẻ những địa đꦦiểm mình biết, những quán ăn ngon để mọi người đến thưởng thức. "Địa điểm nào đang nổi, có nhiều người đến quay thì bọn mình sẽ không chạy theo số đông, hoặc mình là người đến đầu tiên hoặc sẽ đến sau khi câu chuyện đã lắng xuống, lúc đó có thể khai thác sự việc ở một khía cạnh khác", chàng trai Sài Gòn chia sẻ.
Huỳnh Nhi