Thứ bảy, 23/11/2024
Chủ nhật, 13/6/2021, 05:10 (GMT+7)

Vườn sân thượng hàng trăm cây ăn quả

TP HCMChị Đào Quỳnh Trang trồng hơn 100 cây ổi, cóc, đu đủ, khế,ꦦ roi, sầu riêng, hồng xiêm, xoài... trên hai sân thượng, rộngꦏ hơn 200 m2 của gia đình.

Năm 2015, chị Trang, 31 tuổi, ở Thủ Đức, bắt đầu làm vườn trên hai sân thượng tầng bốn, rộng 130m2 và 90m2. Ban đầu chỉ muốn trồng rau để thỏa đam mê, không ngờ cây cối phát triển tốt, hai vợ chồng quyết định "canh tác" bài bản hơn🦋.

Dù đã chú ý xử lý trần thật kỹ để tránh thấm, dột, nhưng mới đầu, vợ chồng để lá rụng, trôi vào cống thoát nước. Trời mưa lớn nên nước ứ đọng, trút xꦫuống làm trong nhà cũng "mưa" như ngoài sân. Hai vợ chồng phải đội mưa lên sân thượng thông cống.

Hai năm nay, chị Trang trồng hơn 100 gốc ổi lê trên cả hai sân thượng, bên cạnh các loại trái cây khác và rau xanh. Bà chủ vườn cũng tận dụng gốc ổi để trồng các loại rau ưa bóng râm. Chị Trang cho biết, giống ổi lê ra quả qua𝓡nh năm, mỗi tuần thu hoạch một lần, khoảng 10-15kg, quả to nhất nặng tới 400 g.

Trồng ổi trên sân thượng, chị Trang phải tỉa lá thườ♋ng xuyên để tránh rệp sáp, nhất là khi trời nắng nóng. Mỗi cành, chủ vườn chỉ để từ một đến hai trái. Khi trái bằng ngón tay, chị bọc nilon để tránh sâu bệnh. Vài tuần chị lại bón phân hữu cơ một lần để bổ sung chất dinh dưỡng.

Cây trái trồng trên sân thượng cao, thoáng nên ít sâu bệnh. Tuy vậy, để rau quả tươi tốt, chị Trang phải ở nhà, dành toàn thời gian chăm vườn. "Cả ngày꧂ lên chăm cây nên da đen thui. 11h khuya con ngủ là hai vợ chồng lại lên soi đèn bắt ốc sên", người phụ nữ gốc Quảng Ninh, nói.

Ng൩oài ổi, roi (mận) cũng lúc lỉu trên sân thượng. Để trồng cây, vợ chồng chị Trang và em🥂 trai thay nhau vác đất lên. Có lần họ mượn máy tời kéo đất lên sân thượng. Chị Trang tuột tay, làm lòng bàn tay phồng rộp, không cầm nổi chén ăn cơm.

Trước Tết nguyên đán, chị Trang trồng hai cây đu đủ 🙈vào thùng phuy. Một cây được hơn chục quả, cây còn lại cho khoảng 30 quả. Để sai quả, chị tỉa lá thường xuyên, chỉ giữ lại lá non và cứ 10 -15 ngày lại bón phân một lần. "Cây cần nhiều chất dinh dưỡng thì mới đậu được nhiều quả", bà chủ vườn lưu ý.

Cóc, khế chị trồng trên vườn sân thượng hai năm nay. Hoa quả sân thượng tꦕự trồng đủ ngày đủ tháng nên đậm vị, ăn quanh năm.

Chồng chị, anh Bùi Như Sang, 34 tuổi, ngoài giờ hành chính thì phụ vợ chăm sóc vườn. Việc làm giàn, lắp đặt hệ thống tưới... anh giảng viên đều tự mua về lắp đặt. "Anh ấy cũng thích cuộc sống bình yên nên mê vườn lắm. Hai vợ chồng lên vườn là phải chia ca", chị vui k🌳ể.

Ở khu vườn nhỏ, chị Trang trồng nhiều loại rau xanh phục vụ gia đình, tặng và b🥃án cho người quen. Rau và cây trái đều được tưới bằng hệ thống tự động. Dịp Tết vừa qua, chị thu hoạch hàng chục cânꩵ rau.

Ban đầu, bà chủ vườn chỉ trồng rau để phục vụ gia đình và tặng bạn bè. Về sau nhiều người hỏi mua,꧟ thi thoảng chị bán online trên mạng xã hội. "Trồng để nhà mình được ăn đồ sạch và có thêm không gian vui vẻ, thoải mái, chứ tiền bán rau, quả chẳng thể bù tiền mua phân bón và công chăm sóc", bà mẹ hai con nói.

Giá trị nhất của vợ chồng chị Trang là trong những ngày dịch bệnh vẫn có không gian để thư giãn. Thay vì nhốt hai con nhỏ trong nhà với điện thoại, TV, cả nhà chị kéo nhau lên vườn. Anh chị làm cỏ, thu hoạch rau trái còn hai bé phụ ba༒ mẹ, đùa nghịc༒h.

Từ ngày có vườn gia đình chị lười đi chơi ở ngoài. Cứ cuối tuần con ngಞhỉ học, chồng nghỉ làm là cả nhà lên vườn. "Làm nông dân sân thượng các con tôi cũng biết nhiều loại rau trái, những thứ mà ở thành phố chỉ thấy trong siêu thị. Các bé cũng hiểu được giá trị của việc lao động", người mẹ nói.

Phạm Nga
Ảnh: Nhân vật cung cấp