Từ ngày có nhà riêng, bà Nga (Thanh Xuân, Hà Nội) quyết định biến hai phần sân trên mái tầng 4 thành những khu vườn nhỏ xanh mướt. Một sân là nơi trồng các loại cây xanh có lợi cho sức khỏe. Sân còn lạ✤i được dùng để trồng các loại rau xanh cho gia đình. Thủa nhỏ, bà Nga đã có ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp, nhân tạo ra ꦰcác giống cây tốt cho người nông dân. Sau đó, bà theo một ngã rẽ khác là trở thành giáo viên dạy văn nhưng tình yêu với cây xanh chưa bao giờ tắt. Ngoài những lúc dạy trên lớp, bà vẫn cùng đồng nghiệp trồng thêm cây xanh làm đẹp cho các lớp học. Bà cũng thường xuyên đọc sách báo, xem tivi về lợi ích của từng loại cây, cách trồng, kinh nghiệm. Bởi vậy, khi 💦bắt tay vào làm vườn, bà Nga không gặp khó khăn. Ở mảnh vườn trồng cây cảnh, bà chọn chủ yếu các loại cây có lợi cho sức khỏe, lọc không khí như lan ý, lan nhện, ngũ gia bì, vạn niên thanh, phát lộc, phát tài, thường xuân... Tùy ꦺthuộc tính của từng loại, bà Nga chia thành ba tầng cây: Tầng trên cùng là dàn trồng chanh leo, ngay phía dưới là các giỏ lan sò, lan nhện, còn dưới mặt đất đặt các loại ưa bóng mát như lan ý, ngũ gia bì... Mới được hai năm nhưng vườn đã xanh mܫướt và có rất nhiều cây nhưng lại không hề tốn kém. Từ🔜 các cây gốc ban đầu, chủ nhà tự tách ngồng, tách nhánh để nhân giống. Những dịp Tết lễ, bà lại cho bạn bè, người thân một vài✱ bình làm cảnh. Do nhà không có nhiều người nên bà Nga chỉ trồng một ít rau xanh nhưng vẫn thừa khi vào vụ thu hoạch. Ở mảng sân trồng rau, bà đặt các chậu xốp, xung quanh trồng đậu, phía trên cũng treo các giỏ câဣy lọc không khí. T𒁃rước khi trồng loại cây nào, bà Nga đều tìm hiểu kỹ về giống, cách trồng. Khi trồng bí, bà hỏi nông dân trước để chọn loại phù hợp, ví dụ như bí tẻ để ăn ngọn còn bí nếp để lấy quả, dù quả nhỏ n𓆏hưng ngon. Mùa hè, bà trồng mồng tơi còn mùa đông trồng cải, rau diếp. Với các loại cây cảnh, bà Nga sử dụng đất phù sa trộn thêm xỉ than đập nhỏ, phân vi sinh, thỉnh thoảng bồi thêm đất🦂 tribat cho cây. Còn với rau ăn ngắn ngày, bà🦄 thường ủ hạt cho nảy mầm rồi mới gieo trong thùng xốp đất tribat để nhanh thu hoạch (ngâm nước ấm rồi ủ kín trong vải 2-3 ngày). Để hạn chế sâu bệnh cho cây, làm đất cũng là khâu rất quan trọng: đất làm sạch cỏ,🍬 phơi nắng 3 ngày, đảo đất, trộn lại thêm chất mùn hoặc phân vi sinh. Khi vào vụ mới, phải tưới ẩm đất rồ♊i mới rắc hạt, phủ trấu (rơm) lên, hôm sau mới tưới lại. V🐻ới cách chuẩn bị giống, gieo hạt như vậy, chỉ s𝔉au khoảng 7-10 ngày, bà đã có thể thu hoạch rau mầm để ăn. Trong nhà bà Nga có nuôi nhiều mèo nên không bao giờ sợ chuột phá, ăn cây. Còn với sâu bệnh, bà sử dụng mẹo dân gian là ngâm ớt, tỏi, gừng (mỗi loại 200g) với 1 lít nước khoảng 15 ngày. Khi cần sử dụng thì đe𝓡m ra hòa loãng với nước và phun lên cây. Bà cũng tận dụng các loại thực phẩm thừa như cuộng rau muống, vỏ dưa băm nhỏ để bón. Bã đậu phụ phơi khô, đánh tơi cũng làm tăng dinh dưỡng cho cây. Ngoài các loại cây cảnh, rau, bà Nga cũng trồng thêm một số loại hoa theo mùa như dừa cạn,🤪 mười giờ để làm đẹp cho vườn. Ngoài ra, quanh năm đều có các loại hoa mẫu đơn Việt, lan ý, sen cạn... thay phiên nhau nở. Bà Nga tâm sự: "Khu vườn không chỉ làm xanh nhà, lọc không khí mà còn giúp tôi rèn luyện sức khỏe khi thường xuyên lên xuống nhiều ൩lần. Đó cũng là niềm vui của tôi sau khi nghỉ hưu". Xem tiếp Hồng LiênẢnh: Bùi Nga * Chia sẻ căn nhà hoặc vườn đẹp của bạn bằng cách gửi mail về [email protected]. Vườn hoa đủ loại trong diện tích 2 m2 ở Sài Gòn Vườn rau, quả bốn mùa trên sân thượng nhà phố Chục năm biến bãi cỏ🍃 hoa൩ng thành vườn hoa lá xanh tươi Vườn dưa trĩu quả trên sân thượng ở Hà Nội