Tổng cục trưởng Võ Thị Thắng. Ảnh: V.A. |
- Thưa bà, tiềm năng du lịch của VN không cần phải bàn cãi, nhưng tại sao ngành công nghiệp không khói của ta vẫn thua kém các nước trong khu vực?
- Cách đây 10 năm du lịch VN nằm ở nhóm cuối của ASEAN, nay đã vươn lên ở vị trí trung bình ở ASEAN về lượng khách. Nhưng so với tiềm năng của VN thì vị trí đó chưa t👍ương xứng, một trong những nguyên nhân là vấn đề cơ chế chính sách. Chúng ta vẫn nói phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng thực tế, cơ chế chính sách tạo điều kiện thì chưa có. Ví dụ, doanh nghiệp trong nước mua xe ôtô bị đánh thuế rất nặng, ngoài 20% thuế giá trị giá tăng còn phải đóng 100% thuế nhập khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp liên 𓂃doanh chỉ phải đóng có 20% thuế giá trị gia tăng. Như vậy, không tạo điều kiện cho năng lực trong nước phát triển.
Một ví dụ nữa là các trang thiết bị cao cấp trong khách sạn - tư liệu sản xuất phục vụ phát triển du lịch - đang phải nhập khẩu với giá quá cao. Còn chuyện quảng bá du lịch nữa, nghèo như Cuba cũng có 27 văn phòng đại diện du lịch ở các nước để tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Còn VN do cơ chế tài chính, chưa thể đặt văn phòng đại diện nào. Vấn đề nhân lực ngành du lịch cũng có điều đáng bàn, so với 5 -6 năm trước thì đội ngũ cán bộ đã tiến bộ hơn nhưng vẫn phải khẩn trương đào t💟ạo.
- Vấn đề quảng bá du lịch đã được dư luận nhắc đến nhiều. Tại sao trong khi Vietnam Airlines đang quảng bá thương hiệu rất tốt thì ngành du lịch lại khá ì ạch?
- Ở đây có điểm khác là Vietnam Airlines là Tổng công ty hoàn toàn chủ động về kinh phí trong hoạt động kinh doanh. Còn Tổng cục Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước, mọi chi phí đều từ ngân sách. Tất nhiên còn cơ chế huy động lực lượng xã hội tham gia, do đó xét về mặt nào đó còn có trách nhiệm của ngành du lịch. Nhưng cơ chế hiện nay cũng có cái vướng. Trước đây, b🔜áo chí nói nhiều đến việc bỏ qua cơ hội hợp tác với vua bếp Yan Can Cook để xúc tiến du lịch trên các kênh truyền thông lớn của nước ngoài. Nhưng theo quy định hiệnဣ hành, Tổng cục Du lịch không được sử dụng ngân sách thuê nước ngoài trong trường hợp này.
- Theo một thống kê gần đây thì chỉ có khoảng 30% khách đến VN quay trở lại, nguyên nhân là do dâu?
- Trên thực tế thì cũng không có cơ quan nào thống kê chính xác꧅ lượng khách quay trở lại VN. Trên thế giới có 2 loại du lịch là du lịch khám phá và du 🅘lịch nghỉ dưỡng. Đối với một số nước du lịch phát triển họ xây dựng những khu nghỉ dưỡng cao cấp. Thông thường, những khách du lịch theo loại hình này sẽ trở lại hàng năm để nghỉ dưỡng, tránh rét chẳng hạn.
Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu phát trไiển, giai đoạn này gọi là giai đoạn khám phá điểm đến. Khách đến để khám phá rồi sau đó giới thiệu cho các luồng khách tiếp tục đến. Đối với du lịch nghỉ dưỡng, VN còn yếu. Trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư đang lập dự án và từng bước xây dựng những khu nghỉ dưỡng cao cấp. Lượng khác🐷h trở lại VN cũng đang nhích dần, nhưng chúng tôi vẫn rất sốt ruột.
- Các doanh nghiệp, du khách nước ngoài đang kêu ca về tình trạng kinh doanh bát nháo, chụp giật của các doanh nghiệp lữ hành VN. Bà nghĩ gì?
- Chúng ta đang hội nhập và sắp sửa gia nhập WTO, doanh nghiệp du lịch muốn cùng tồn tại phát triển thì phải gắꦜn kết với nhau hợp lực để cạnh tranh với bên ngoài. Nếu kinh doanh theo kiểu chụp giật, phá giá tour để tranh khách... sẽ tự hại mình và làm hại cả ngành. Thế nhưng, không ít doanh nghiệp du lịch hiện nay phải thu lợi nhuận trước mắt với mọi giá. Trong Luật Du lịch trình Quốc hội lần này, chúng tôi đã trình dự thảo những chế tài chấn chỉnh vấn đề này.
- Sự gắn kết giữa du lịch và các ngành thương mại, hàng không chưa cao đã ảnh hưởng đến nguồn thu từ du khách. Điều này cần phải hiểu như thế nào thưa bà?
- Chúng tôi mong muốn Luật Du lịch đi vào cuộc sống sẽ giúp gắn kết du lịch với thương mại để khai thác nguồn thu cao hơn cho đất nước. Trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, tiền thu từ hoạt động mua sắm là chính chứ không phải là chi phí khách sạn hay phí tour. Vừa qua, sự phối hợp giữa du lịch với ngành thương mại chưa được như mong muốn. Tổng cục Du lịch rất mong Chính phủ có vai trò điều phꦯối mối quan hệ này.
Mới đây, du lịch Thái Lan t🌼ạm thời hạ giá khách sạn thì đồng thời họ cũng có biện pháp để tăng thu từ kinh doanh bán hàng cho du khách. Từ đó điều tiết trở lại cho phía khách sạn. Trongꦛ khi đó, ở Singapore lại áp dụng phương thức hạ giá hàng hiệu một tuần lễ để thu hút khách đến mua sắm, tạo nguồn thu từ đó và cũng nhằm giải quyết việc làm cho lao động trong nước. Có thể nói họ đã gắn kết với nhau hữu cơ vì sự sống còn.
Việt Anh thực hiện