Tôi chưa bao giờ thích hai chữ Tạm biệt.
Mỗi khi tôi nghe thấy lời tạm biệt, ký ức không vui lại ùa về. Đau lòng hơn cả là câu chuyện xảy ra ở một trạm xe lửa ở quê tôi - Vũ Hán, khi tôi mới 12 tuổi. Tôi nhớ đêm hôm đó rất lạnh, đúng dịp Tết Nguyên Đán. Mọi người được nghỉ cả tuần để quây quần bên gia đình và người thân, ăn những món ngon nhất. Tôi chỉ muốn Tết kéo dài mãi, bởi đó là năm đầu tiên tôi phải xa nhà. Tôi học trong trườ♊ng năng khiếu ở Bắc Kinh, dành riêng cho đội bóng đá U17 Trung Quốc. Tôiౠ trẻ hơn nhiều so với các bạn học lại vừa gặm nhấm nỗi cô đơn xa nhà. Có những lúc nhớ bố mẹ, tôi đã khóc một mình.
Dễ hiểu vì sao tôi chán nản khi chỉ được nghỉ lễ ba ngày, rồi phải về trường. Đúng lúc cần vòng tay của bố mẹ, tôi lại phải lên chuyến tầu đêm một mình trở lại Bắc Kinh. Bố mẹ và anh trai tiễn tôi đến nhà ga. Bố theo tôi đến tận cửa lên tầu. Lúc đó, tôi chỉ muốn nói rằng mọi chuyện💞 sẽ ổn thôi, nhưng tôi không dám. Mọi người luôn nghĩ tôi là một đứa bé lạc quan, yêu đời. Nhưng ngược lại là đằng khác. Dù buồn rầu đến mức nào, tôi cũng không muốn để người khác biết, nhất là với bố mẹ.
Đêm đó ở ga, bản năng nhắc nhở tôi nuốt nỗi buồn vào trong. Nhưng lần này, tôi không chịu được nữa. "Bố, con không muốn đi", 🐬tôi cất lời. Bố nói: "Con đừng lo. Con cứ đi đi. Mai bố theo sau". Tôi bất ngờ, òa khóc và nói: "Bố nhất định phải đến nhé. Bố hứa đi". Bố tôi hứa và hai bố con tạm biệt. Tôi khóc suốt đêm đó. Đến Bắc Kinh, tôi sớm nhận ra sự thật. Bố đã nói dối. Bố không đến.
Tôi như quẫn trí. Nhưng bây giờ, tôi đã hiểu rằng bố nó🌟i dối chỉ để giúp tôi có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bố biết tôi phải lên chuyến tàu đó và đến Bắc Kinh. Tôi hạnh phúc vì có một người bố biết quan tâm như thế, dù ông ấy không🅰 phải bố đẻ của tôi. Thực ra đã lâu rồi tôi không gặp lại bố mẹ đẻ.
Bố mẹ đẻ ly dị khi tôi năm tuổi. Tôi biết họ không ưa gì nhau. Khi bố đưa tôi đến sống với cô chú, tôi không thể chấp nhận nổi. Tôi chỉ biết khóc và run rẩy. Càng tệ hơn khi bố mẹ đẻ rời Vũ Hán, đến thành phố khác sống. Tôi hiếm khi thấy họ lần nữa. Chúng tôi không còn liên lạc nữa, vì tôi cảm thấy không có chút vấn vương gì. Cứ nghĩ đến lời tạm biệt ngày nào, tôi chỉ thấy đau khổ. Tôi không muốn n꧅ꦛói gì thêm về họ.
Bố mẹ thực sự chính là cô chú tôi. Tôi coi anh họ như anh trai vậy. Lần đầu sống ở nhà cô chú, tôi sợ hãi và chỉ biết nhốt mình trong phòng. Dần dần anh rủ tôi đá bóng, giúp tôi có thêm bạn mới. Ở trường tiểu học, chúng tôi đá bóng cùng nhau trong giờ ra chơi. Trong trường có một CLB bóng đá, nhưng chỉ dành cho con trai. Nhờ anh, tôi ﷺmới được phép đá cùng. Tôi để tóc ngắn và có khuôn mặt như con trai, khiến mọi người gọi tôi là: Tomboy. "Nhìn Tomboy kìa, cậu ấy đá hay quá", mọi người thường nói vậy. Ký ức đó luôn khiến tôi mỉm cười.
Bóng đá giúp tôi thể hiện bản thân và được mọi người chú ý. Sau khi bố mẹ đẻ ly dị, 🅠tôi thực sự cần điều đó. Bóng đá còn giúp tôi được ở trong một tập thể. Toàn đội thắng cùng nhau, thua bên nhau. Dù điều gì xảy raܫ, chúng tôi cũng không cô đơn. Tôi yêu bóng đá đơn giản vì thế.
Năm 12 tuổi, tôi được nhận vào một lò đào tạo bóng đá ở Bắc Kinh. Trường học khiến tôi sợ hãi vì tôi trẻ hơn bạn học vài tuổi. Tôi nhút nಌhát và luôn nhớ bố mẹ cũng như anh trai. Ngôi trường nằm xa trung tâm thành phố, nên tôi chỉ quanh quẩn ở học viện.
Thời gian biểu thật khủng khiếp. Chúng 🦩tôi bị đánh thức lúc 7h, ăn sáng lúc 7h30 và bắt đầu vào học từ 8h. Sau ăn và nghỉ trưa, chúng tôi tập cho đến bữa tối. Từ 19h30 đến 21h, tôi chỉ học bài. Suốt sáu tháng, tôi lặp lại thời gian biểu như thế. Sáu tháng nghe có vẻ không dài, nhưng với tôi là cả một thờ🦩i kỳ.
Tôi chỉ muốn chơi bóng với nụ cười trên môi. Nhưng như thế không đơn giản. Không hiểu sao luôn có những người muốn dìm 𝓰tôi xuống, nói rằng tôi không đủ khả năng và đập tan ước vọng của tôi. Thậm chí các HLV cũng làm thế. "Cô bé đó không khôn gì cả. Cô ta không có cảm quan vị trí. Cô ta thậm chí còn không để tâm đến trái bóng", họ vẫn thường nói thế. Họ nói tôi không có tài năng𒀰 đá bóng, khiến tôi suýt tin là thật.
Những lời nói đó không thường thấy ở Trung Quốc. Bố mẹ và giáo viên thư🌸ờng kỳ vọng quá mức ở những đứa trẻ, nhưng họ không bao giờ đối xử với chúng như thế. Tôi nghĩ họ chỉ có ác cảm với riêng tôi. Ngay cả hai HLV🥂 quan trọng nhất cũng nghĩ tôi như vậy, dù bây giờ mối quan hệ giữa chúng tôi đã ổn hơn. Có một người thầy phát hiện ra năng khiếu của tôi khi tôi đang chơi bóng cùng tụi con trai. Nhưng ông ấy luôn nói rằng tôi không biết dùng đầu suy nghĩ khi chơi bóng.
Người còn lại là thầy giáo huấn luyện đội bóng cấp hai của tôi. Ông ta khắt khe hơn cả. Năm 13 tuổi, tôi đá một trận khá hay và hy 🐓vọng sẽ được khen khi rời sân. Nhưng, ông ta liên tục chỉ trích, khiến tôi thấy bất công. Đêm đó, tôi chỉ biết khóc vì bị tổn thương. Mꦜột đồng đội phát hiện tâm trạng của tôi và báo với thầy. Ông ta có vẻ lo lắng và tìm tôi ngay sau đó rồi nói: "Thực ra cô chơi trận đó cũng hay đấy".
Tôi luôn phải suy nghĩ trước những lời nhận xét tiêu cực, và tự nghi ngờ bảღn thân. Nhưng họ chỉ muốn tôi tiếp tục phấn đấu và chứng tỏ năng lực.
Tháng 1/2013, tôi lần đầu được gọi lên đội tuyển quốc gia, ở tuổi 17. Tôi cùng đội đi tập huấn chuẩn bị cho giải Tứ Hùng. Khi đó, tôi không có ⭕chút tự tin nào cả. Nhưng, HLV vẫn tin tưởng tôi và nói rằng cả đội cần một cầu thủ như tôi. "Họ cần tôi ư", tôi giật mình, ngỡ như đã nghe nhầm. "Liệu tôi có đủ khả năng không?".
Tôi tập khá ổn cho đến giải đấu. Ở trận đầu gặp Canada, tôi dự bị. Khi trận đấu còn 30 phút và tỷ số là 0-0, HLV bảo tôi🌟 thay đồ vào sân. Tôi lo lắng đến nỗi suýt chống lại mệnh lệnh. "Đừng cho em vào sân", tôi nghĩ. Tôi mang nỗi lo lắng ra sân. Tôi chỉ biết chạy và đuổi theo🐠 bóng, không nghĩ ngợi được gì. Tôi gần như không chạm bóng lần nào. 20 phút sau, tôi bị thay ra.
Trong bóng đá, được thay vào sân rồi bị thay ra là hiếm gặp. Điều đó thường có nghĩa là cầu thủ đã gây thất vọng lớn. Chúng tôi thua 0-1. Sau trận, tôi về khách sạn tắm rửa và đánh một giấc. Tôi quá xấu hổ. Điều tích cực duy nhất là tôi không phải kể với gia đình về trận đó. Nhưng cả nhà đã biết, khi trận đấu được phát trên đài quốc gia. Với một đất nước đông dân như Trung Quốc, chắc chắn rất nhiều người𝐆 đã thấy màn trình diễn của tôi.
Nhưng lần này, không ai chỉ trích tôi. Thực ra mọi người đều động viên: "Đừng lo. Không có vấn đề gì cả. Đây là trận đầu thôi mà". HLV nói ông sẽ tiếp tục tin tưởng tôi. Vài tháng sau, tôi cùng CLB Vũ Hán tập huấn ở Hàn Quốc, chuẩn bị cho Đại hội thể thao Trung Quốc. Tôi chơi tốt đến nỗi lọt vào mắt xanh một HLV ở đó.🍨 Ông ấy muốn ký hợp đồng với tôi. Thật thú vị khi được một đội bóng nước ngoài quan tâm.
Sau trận, tôi ký hợp đồng với Gumi Sportstoto. Ở mùa đầu tiên chơi bóng tại Hàn Quốc, tôi được chọn là Cầu thủ hay nhất. Khi đó, tôi thi đấu cho ba đội bóng cùng lúc: Đội tuyển nữ Trung Quốc, đội trẻ Trung Quốc và CLB Gumi ở Hàn Quốc. Tôi di chuyển không ngừng giữa hai quốc gia, góp mặt ở nhiều cuộc tập huấn. Khi đó, tôi thật hạnh phúc. Tôi bận rộn đến nỗi quên đi tất cả những🍨 nỗi buồn trong quá khứ. Tôi cảm thấy được thừa nhận, được tôn trọng. Có lẽ tôi cũng có chút tài năng.
Khoác áo ba đội cùng lúc cũng không tốt. Cường độ thi đấu cꦦao khiến cơ thể tôi không chịu đựng nổi. Tôi bị rạn xương mắt cá bên trái. Tôi bảo CLB không phẫu thuật vì tôi không muốn phục hồi một mình trong thời gian dài. Tôi không thể sống ở Hàn Quốc quá lâu, trong khi không biết tiếng Hàn. Nhưng Gumi ký hợp đồng với tôi thêm một mùa giải và muốn tôi lên bàn mổ. Tôi phải chấp nhận, rồi sau đó dành thời gian hồi phục một mình. Tôi thấy thật cô đơn và phải tự thân đưa ra các quyết định quan trọng. Những tấm hình chụp lúc đó cho thấy tôi buồn đến nhường nào.
Thi đấu ở nước ngoài không đơn giản, nên tôi sớm quay về Trung Quốc khoác áo Đại Liên Quyền Kiện. Nhưng chơi bóng ở Hàn Quốc chưa khó khăn bằng chuyển tới châu Âu. Chuyện xảy ra khi tôi gia nhập Paris Saint-Germain năm 2018. Đến Pháp, tôi cảm giác mình là một đứa trẻ, bắt đầu học lại mọi thứ. Cả thế giới như đảo lộ🐬n. Một lần nữa tôi lại phải xa nhà, lại nói lời từ biệt.
Trung Quốc và Pháp khác nhau nhiều, không chỉ về đồ ăn và ngôn ngữ. Ở Trung Quốc, chúng tôi làm mọi việc cùng nhau. Tôi luôn🏅 có gia đình hoặc đồng đội ở bên cạnh để trợ giúp. Còn ở Paris, sau khi đến sân tập, tôi lại về nhà. Cứ như tôi đi làm vậy. Mọi người sống độc lập hơn nhiều. Mỗi khi gặp khó khăn ở Paris, tôi lại thấy cô đơn. Tôi chỉ nói được một chút tiếng Anh, và không hề biết tiếng Pháp. Tôi thường bị lạc lõng. Nhưng tôi không muốn làm phiền hay ca thán với ai. Tô♌i phải tự thân vượt qua khó khăn.
Có những lúc tuyệt vọng, tôi gọi điện video ch🍨o gia đình. Tôi luôn cố gắng không khóc trước mặt bố mẹ. Nên mỗi khi nghẹn ngào, tôi nói: "Con có việc nên cúp máy đây". Để bố mẹ nhìn thấy tôi khóc chắc xấu hổ lắm.
PSG giúp tôi rất nhiều, nhưng mọi chuyện vẫn không đơn giản. Khó nhất là giao tiếp với đồng đội. Nhưng khi ra sân, chúng tôi hiểu 𒀰nhau hơn. Mỗi khi bước chân lên mặt cỏ, tôi luôn biết phải làm gì. Mọi áp lực và vấn đề đều tan biến. Đôi khi những lời chê bai ngày nào vẫn văng vẳng trong tâm trí, nhưng giờ đó là động lực để tôi phấn đấu. Tôi muốn chứng minh họ đã sai.
World Cup bóng đá nữ đang diễn ra và người Trung Quốc nhắc nhiều đến vị t⛎rí á quân năm 1999. Tôi khao khát cùng đồng đội làm tốt hơn 20 năm trước, và vô địch thế giới. Chúng tôi được kỳ vọng nhiều, nhưng vẫn phải tiến bộ hơn nữa.🅰 Dù sao đây cũng là sân khấu để chúng tôi trình diễn trước cả thế giới.
Vương Sương là cầu thủ duy nhất của☂ đội tuyển nữ Trung Quốc đang chơi bóng ở nước ngoài. Tiền vệ 24 tuổi đoạt danh hiệu Cầu thủ nữ hay nhất châu Á năm 2018. Cô đã chơi 98 trận cho Trung Quốc. World Cup bóng đá n🦩ữ 2019 diễn ra ở Pháp, với 24 đội tuyển tham dự, diễn ra từ 7/6 đến 7/7. Trung Quốc nằm ở bảng 🤡B cùng Đức, Tây Ban Nha và Nam Phi. Sau khi thua Đức 0-1 ở trận ra quân, họ thắng Nam Phi 1-0. Ở lượt cuối, Trung Quốc gặp Tây Ban Nha. |
Xuân Bình dịch