Bốn ngày qua, huyện Lệ Thủy chìm trong mưa lũ. Nhà dân, công sở, bệnh viện đều ngập 1-2,5 m. Người dân đa số đã chuẩn bị lꦦương thực, thực phẩm, nhất là đồ ăn khô để cầm cự và k💖hông phải ra ngoài theo khuyến cáo của chính quyền.
Riêng bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lệ Thủy rất cần cơm canh, cháo nóng để có sức chống chọi với bệnh tật. Trong khi đó bệnh viện bị lũ bủa vây, nước tràn vào tầng 💙một. Con đường từ quốc lộ 1 vào bệnh viện dài hơn 4 km bị nhấn chìm 2-2,5 m. Dòng lũ đục ngầu, chảy xiết, tạo thành nhiều xoáy.
Trước tình cảnh đó, lãnh đạo huyện Lệ Thủy giao n🍌hiệm vụ cho Đồn biên phòng Ngư Thủy tiếp tế thức ăn cho bệnh nhân và người nhà. Thức ăn sẽ được phụ nữ ở xã Cam Thủy, Ngư Thủy, nơi ít ngập chế biến. Mỗi 𓆉ngày hai lần, vào lúc 10h và 16h, các chiến sĩ tiếp nhận khoảng 200 suất cơm cháo, nước uống và chở bằng cano tới bệnh viện.
Với quãng đường 4🐷 km, nếu chạy trên sông nước vào ngày thường cano chỉ đi hết 20 phút. Nhưng ngày mưa lũ, 6 chiến sĩ phải di chuyển mất một tiếng. Nước lên nhanh, gió thổi mạnh, cuốn theo rất nhiều rác, vật cản; tạo vô số vùng xoáy khiến cano có thể lật.
Người lá♑i vì thế phải biếꦜt quan sát, giảm tốc vòng tránh, không thì nguy hiểm cho chính mình và bệnh nhân thì không có cơm, canh nóng, thiếu tá Võ Doãn Dũng, Phó đồn biên phòng Ngư Thủy chia sẻ. Việc bố trí người ngồi trên cano cũng phải tính toán, sao cho cân bằng, tránh làm cano nghiêng, nước tràn vào.
Chính vì công việc nguy hiểm nên huyện Lệ Thủy chủ yếu huy động lực lượng chuyên trách, từ chiều 28/10 không tiếp nhận đề nghị cứu h𒐪ộ, cứu trợ🌊 từ các đoàn của địa phương khác. Chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngư Thủy phần đông quê ở Lệ Thủy, nhà cửa bị ngập hết, nhưng không thể về thăm do phải làm nhiệm vụ.
"Ba ngày qua, nhiều đồng chí ăn ngủ trên cano để giúp dân di dời, chở đồ tiếp tế. Nhiều vùng của huyện vẫn đang thiếu nước sạch, không có điện nên việc nấu cơm phục vụ bà con và bệnh nhân rất khó khăn", thiếu tá Dũng nói. Niềm vui của các a♔nh là giúp được người dân đi qua cơn lũ a๊n toàn.
Ông Lê Văn Sơn, Phó chủ tịch huyện Lệ Thủy, đánh giá những ngày qua bộ đội đồn Ngư Thủy đã làm tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Trong dòng lũ xiết, gió mạnh, đơn vị đã ti🌠ếp tế thức ăn cho bệnh nhân tại bệnh viện kịp thời.
Ảnh hưởng bão Trà Mi và không khí lạnh, từ ngày 25 đến 29/10, Quảng Bình liên tục mưa to. Lũ sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lên cao nhất 4,14 m, vượt báo động ba 1,38 m, khiến hơn 32.000 hộ dân bị ngập 1,5-2,5 m, hàng loạt tuyến quốc lộ, tỉnh lộ tê liệt. Toàn tỉnh ghi nhận𒀰 🍌7 người chết.
Ngày 31/10, lũ rút dần, quốc lộ 1 đã thông. Hai vùng ngập nặng nhất là Lệ Thủy và Quảng Ninh nhà dân còn ngập 0,3🌃-0,5 m.
Võ Thạnh