Vaccine tả được Waldemar Haffkine nghiên cứu từ năm 1892, khi đang làm việc cho Viện Pasteur tại Paris (Pháp). Lúc này, bệnh tả diễn biến phức tạp trên toàn cầu, thế giới đã ghi nhận 5 đại dịch tả trong gần 100 năm và hàng triệu người tử vong. Phương pháp điều trị bệnh rất thô sơ, bệnh nhân chỉ được tắm, xông hơi cho đến khi hết triệu chứng hoặc được p🅺hun axit carbolic (còn gọi là phenol) để khử trùng. Ấn Độ là thuộc địa của Anh, được cho là nơi khởi phát của cả 5 đại dịch nói trên.
Mùa xuân năm 1894, Haffkine 34 tuổi, được mời đến tỉnh Bengal c♕ủa Ấn Độ để nghiên cứu dịch bệnh. Nhận thấy số ca mắc đang tăng lên, nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm vaccine tả. Từ bước đầu tiên, Haffkine vấp phải sự hoài nghi và phản đối của một số cơ sở y tế tại Anh và công chúng Ấn Độ. Họ không tin tưởng vì ông chỉ là nhà động vật học, không phải là bác sĩ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về vi khuẩn, vaccine còn bị nghi ngờ ไvề mức độ tin cậy trên toàn cầu.
Thử nghiệm vaccine tả sau đó được mô tả là "chông gai và gập ghềnh". Đợt một, Haffkine yêu cầu đối tượng thí nghiệm tiêm hai🦄 mũi vaccine cách nhau một tuần. Có khoảng 23.000 người được tiêm chủng, song không ai mắc bệnh tả để chứng minh giá trị của vaccine. Việc phát hiện, nghiên cứu bệnh cũng gặpꦏ khó khăn do thiếu thốn về thiết bị, nhân lực.
Tháng 3/1894, Haffkine có bước tiến mới. Dịch bệnh lây lan tới một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Calcutta (Ấn Độ), vì vậy Haffkine được mời đến hỗ trợ giới chức 🍎địa phương xác định trực khuẩn tả trong bể chứa nước sinh hoạt. Ông đồng thời nghiên cứu vaccine, tiêm chủng cho 116 người dân làng và quan sát khoảng 10 trường hợp không tiêm. 7 người trong nhóm không tiêm sau đó đã tử vong. Kết quả này khiến Haffkine được quan chức y tế Calcutta tài trợ thử nghiệm rộng hơn.
Tuy nhiên, người dân không tin tưởng vaccine và chính sách y tế, dẫn tới không muốn tiêm chủng. Haffkine hợp tác với một nhóm bác sĩ và trợ lý người Ấn Độ, đồng thời tự tiêm vaccine để chứng 💛minh chế phẩm an toàn. Sau đợt chống đối ban đầu, người dân Calcutta bắt đầu xếp hàng dài đ🅺ể nhận vaccine.
Nhà khoa học tiếp tục được mời tiêm chủng vacc👍ine ở nhiều khu vực khác của Ấn Độ. Tính đến năm 1895, có tổng cộn𝓰g 42.000 người được tiêm vaccine.
Khi quan sát kỹ hơn, Haffkine nhận ra vaccine giúp làm giảm số ca mắc, song không giúp giảm số ca tử vong ở những n꧟gười nhiễm bệnh. Để khắc phục, ông thử nghiệm công thức vaccine mới vào năm 1896.
Lúc này, dịch bệnh đã bùng phát tại Bombay (sau này là thủ đô Mumbai). Haffkine được chính quyền thành phố mời đến công tác và tài trợ thí ngh🍷iệm. Bối cảnh thực tế buộc nhà khoa học phải làm việc ngày đêm để phát triển vaccine với tốc độ nhanh nhất, nhưng không gian, nhân lực hoặc cơ sở vật chất nghiên cứu đều nghèo nàn, thiếu thốn.
Cuối cùng, ông tạo ra vaccine chỉ cần tiêm một liều, thử nghiệm trên 147 tù nhân tại Nhà cải huấn Byculla rồi so sánh với 172 người không được tiêm. Kết quả, nhóm được tiêm chỉ có 2 ca mắc, không có ca tử vong; trong khi nhóm không tiêm ghi nhận 12 ca mắc và 6 ca tử vong. Tức là, vaccine chứng minh hiệu quả bảo vệ. Haffkine được thăng chứ💯c, bổ nhiệm làm giám đốc phòng thí nghiệm nghiên cứu bệnh dịch hạch tại Bombay.
Nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu vaccine ng🧸ừa dịch hạch, sản xuất và đưa vào tiêm chủng 26 triệu liều từ năm 1897 đến 1925, giúp giảm 50-85%🦋 tỷ lệ tử vong tử vong do dịch hạch.
Song, tên tuổi của Haffkine bị phá hủy vào năm 1902, do 19 người dân làng Mulkowal ở Punjab tử vong vì nhiễm uốn ván sau tiêm vaccine phòng dịch hạch mà ông nghiên cứu. Giới chức Ấn Độ kết luận phươn🐬g pháp bào chế của Haffkine không đảm bảo, khiến 53 lọ vaccine bị nhiễm độc và gây ra sự cố nói trên.
Nhà khoa học bị sa thải, phải rời Ấn Độ. Bản án dành cho Haffkine không thay đổi dù nhiều chuyên gia đã chứng minh phương pháp bào chế an toàn, sự nhiễm độc diễn ra trong quáꦇ trình tiêm chủng.
Ông tiếp tục phát triển vaccine dịch hạch tại London, Anh, sau đó được p👍hong tước hiệp sĩ. Tuy nhiên, ông bị cộng đồng khoa học tẩy chay do vấn đề sắc tộc và không phải là bác sĩ.
Haffkine được minh oan và trở lại Ấn Độ vào t𒁃háng 11/1907, tuy nhiên bị cấm thử nghiệm vaccine và hạn chế nghiên cứu lý thuyết. Trong một bức thư gửi cho quan chức chính phủ Anh, ông cho biết vẫn phải chịu trách nhiệm về vụ việc và toàn bộ hình phạt bất công.
꧃Bảy năm sau, Haffkine nỗ lực hoạt động khoa học nhưng nhiều lần bị từ chối. Ông viết 30 bài nghiên cứu nhưng chỉ một bài được xuất bản. Nhà khoa học nghiên cứu và phát triển vaccine tả sống giảm độc lực mới, song không được chính phủ Ấn Độ cấp phép thử nghiệm. Năm 1914, Haffkine đủ 55 tuổi, xin nghỉ hưu, trở lại Pháp.
Một🍨 nhà sử học đánh giá: "Ông rời Ấn Độ trong sự chán nản và không được công chúng biết đến. Haffkine đã bị công chúng lãng quên".
Haffkine qua đời tại Pháp năm 1930, thọ 70 tuổi. Cáo phó ngắn do Cơ quan Điện báo Do Thái lưu hành, cho biết vaccine phòng bệnh dịch hạch "được sử dụng trên khắp Ấn Độ" và "phòng thí nghiệm đã cung cấp hàng nghìn liều vaccine cho các n⛦ước nhiệt đới". Thông báo cũng dẫn lời Lord Lister, nhà vi khuẩn học người Anh và là người tiên phong trong phẫu thuật sát trùng, gọi Haffkine là "vị cứu tinh của nhân loại".
Chi Lê (Theo BBC, PubMed)