"Rất có thể nó sẽ trở thành biến chủng chiếm ưu thế", Soumya Swaminathan, nhà khoa học chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phát biểu tại hội nghị Reuters Next ở Gen🥂eva, Thụy Sĩ hôm 3/12, song bà nhấn mạnh đây là kịch bản chưa thể dự đoán chắc chắn. Delta hiện vẫn là chủng trội, chiếm 99% ca nhiễm toàn cầu.
Các nhà khoa học ở Liên minh châu Âu (EU) và Australia trước đó cũng dự báo Omicron có thể gây ra nhiều 🔜𝔍ca nhiễm hơn Delta trong vài tháng tới.
Dẫn dữ liệu từ Nam Phi cho thấy số ca nhiễm tăng gấp đôi theo ngày, bà Swaminathan cho rằng Omicron "có khả năng lây truyền cao", nhưng nhấn mạnh thế giới không nên quá lo sợ. "Cần sẵn sàng và thận trọng nhưng không hoảng sợ, bởi chúng ta đang trong🐈 tình huống khác một năm trước", bà cho hay.
Theo Swaminathan, ở giai đoạn này, WHO chưa thể nói Omicron là biế๊n chủng không nghiêm trọng, dù nhiều ca nhiễm có triệu chứng nhẹ hoặc không tri♚ệu chứng. Giới khoa học hiện chưa có dữ liệu vững chắc về khả năng lây lan và độc lực của Omicron, cũng như mức độ né tránh kháng thể của nó.
"Omicron dường như có thể vượt qua một số khả năng miễn dịch tự nhiên ở người từng💜 mắc Covid-19", Swaminathan nói, nhưng thêm rằng vaccine có hiệu quả với biến chủng mới. "Thực tế là những người đã tiêm vaccine bị nhiễm Omicron không đổ bệnh, đồng nghĩa vaccine đang phát huy hiệu quả bảo vệ và chúng tôi hy vọng 🍨nó sẽ tiếp tục như vậy".
Bà tỏ ra thận trọng về mức độ cần thiết cải t🍷iến vaccine hiện có, lưu ý mũi tiêm tăng cường có thể đủ chống lại Omicron. Một nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO đang nỗ lực xác định liệu có cần vaccine mới để đối phó Omicron hay không.
Khi được hỏi về nhu cầu tiêm nhắc lại vaccine hàng năm, Swaminathan cho biết WHO đang chuẩn bị cho tất cả tình huống, có thể bao gồm mũi tiêm tăng cường, đặc biệt ở một số nhóm tuổi hoặc bộ phận dân cư dễ bị t♚ổn thương.
Xem thêm: Cuộc đua toàn cầu giải mã Omicron
Swaminathan lưu ý thế giới đến nay vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc Omicron, dù biến chủng mới lần đầu đ♏ược phát hiện ở nam châu Phi. Bà cho rằng nó có thể bắt nguồn từ những quốc gia không đủ nguồn lực giải trình tự gene các ca nhiễm. "Chúng ta có thể kℱhông bao giờ biết", quan chức WHO nói.
Theo bà, lệnh cấm bay của một số quốc gia nhắm vào các nước phía nam châu Phi là không công bằng và bꦛiến chủng được phát hiện ở Nam Phi "vì quá trình giám sát và giải trình tự gene tuyệt vời" ở đó. "Chúng tôi cảm thấy thật tệ khi họ bị trừng phạt vì điều này", bà cho hay.
WHO nó🎉i rằng lệnh hạn chế đi lại có thể giúp các nước có thêm thời gian ứng phó, nhưng không phải cách để chống lại Omicron, đồng thời kêu gọi các quốc gia tăng cường năng lực chăm sóc y tế và tiêm chủng cho người dân.
Swaminathan cho rằng nếu châu Phi được tiếp cận vaccine và triển khai chiến dịch tiêm chủng tốt hơn, Omicron có thể đã không xuất hiện. "Có mối liên quan rõ ràng giữa bất bình đẳng vaccine với sự xuất hiện của các biến chủng"🌳, bà cho biết.
Huyền Lê (Theo Reuters)