"Dữ liệu𝓡 sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập viện ngày càng cao ở Nam Phi, nhưng điều này c🐽ó thể là do tổng số người nhiễm bệnh ngày càng tăng, chứ không phải do nhiễm cụ thể chủng Omicron", thông báo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đoạn.
Tuy nhiên, WHO nhắc lại rằng có bằng chứng cho thấy nguy cơ tái nhiễm 🐠cao hơnಞ từ biến chủng này.
WHO cho hay họ đang làm việc với các chuyên gia để tìm hiểu tác động t🎃iềm tàng của chủng Omicron đối với những biện pháp ứng phó hiện nay nhằm chống lại Covid-19, trong đó có cả vaccine.
"Hiện tại, không có thông tin nào thể hiện rằng các triệu chứng liên quan đến Omicron khác với những triệu chứng ở các biến chủng khác", WHO cho biết. "Các ca nhiễm được báo cáo ban đầu nằm trong số những nghiên🌸 cứu từ trường đại học nhưng để hiểu mức độ nghiêm trọng của biến chủng Omicron cần mất vài ngày đến vài tuần".
Xét nghiệm PCR có thể phát hiện chủng Omicron và các nghiên cứu đang tiếp tục được thực hiện nhằm 😼xác định liệu những xét nghiệm kháng nguyênﷺ nhanh có bị ảnh hưởng hay không, WHO lưu ý.
Biến chủng Omicron, xuất hiện đầu tiên ở khu vực Nam Phi, đang làm dấy lên lo ngại toàn cầu. Hàng loạt quố👍c gia đã áp dụng biện pháp siết xuất n🌸hập cảnh và cách ly, xét nghiệm người về từ châu Phi.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 29/11 bắt đầu cấm chuyến bay từ Nam Phi và khu vực lân cận. 4 nước Đông Nam Á gồm Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore đã siết đi lại với các nước phía nam ch🦄âu Phi, yêu cầu cách ly người nhập cảnh trong những ngày qua.
Anh cũng cấm nhập cảnh đối với người đến từ Nam Phi và 5 nước láng giềng. Những động thái tương tự đã được áp dụng tại Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Iran, Brazil và Canada.
Vũ Hoàng (Theo Reuters)