Các ca nhiễm ban đầu tập trung ở Mỹ và một số nước châu Âu, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức k𒁃hỏe cộng đồng. Tình trạng này đã được gỡ bỏ vào tháng 5 năm nay.
Mới đây, vào ngày 25/11, WHO đã cảnh báo về các ca mắc đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ ꧙Congo. Nước này báo cáo hơn 12.500 ca mắc và 581 trường hợp tử vong, con số hàng năm cao nhất từng được ghi nhận.
WHO cho biết 22 trong số 6 tỉnh của Congo đều báo cáo ca nhiễm, đáng chú ý là các khu vực dịch bệnh không lưu hành trước đây như Kinshasa, Lualaba và Nam Kivu. Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc lo ngại về khả năng lây tru🧔yền của một biến chủng mới, đang làm việc với Bộ Y tế nước này để đánh giá tình hình.
Bệnh cũng xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á, gần đây nhất là Indonesia. Theo Siti Nadia Tarmizi, người đứng đầu văn phòng dịch vụ công và truyền thông của Bộ Y tế,𒆙 nước này xác nhận 51 ca mắc đậu mùa khỉ ở 5 tỉnh, trong đó 30 bệnh nhân đã hồi phục.
Ông Tarmizi cho biết thêm một số trường hợ𒈔p mắc đậu mùa khỉ ꦺkèm bệnh khác như HIV và giang mai. Theo ông, công tác ngăn chặn ca nhiễm bị cản trở, do lượng vaccine quá ít.
WHO nhận định đợt bùng phát toàn cầu chủ yếu liên quan đàn ông quan hệ tình dục đ🐼ồng giới v♓à người có nhiều bạn tình. Triệu chứng ban đầu là sốt, nhức đầu, đau cơ và đau lưng trong suốt 5 ngày. Phát ban sau đó xuất hiện trên mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, tiếp đến là các nốt mụn bọc đau đớn, bong vảy.
Bệnh thường tự khỏi sau hai đến 4 tuần, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với trẻ em, 🔯phụ nữ mang thai và người có hệ m♛iễn dịch dễ tổn thương.
Bộ Y tế Việt Nam ghi nhận 56 ca đậu mùa khỉ kể từ khi bệnh này xuất hiện trên thế giới, trong đó 63% đang nhiễm HIV, một người tử vong.
Thục Linh (Theo AFP, Xinhua)