Ngày 18/1, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Gh꧙ebreyesus chỉ trích các nước phát triển và cả nhà sản xuất vaccine. Theo ông, hãng dược chỉ theo đuổi sự chấp thuận của những quốc gia giàu có, thay vì gửi dữ liệu phân tích đến WHO. Ông Tedros cho rằng lời hứa để các nước thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận vaccine công bằng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Đến nay 39 triệu liều vaccine đang được sử dụng ở 49 n𝔉ước giàu.
"C♎hỉ 25 liều được tiêm ở quốc gia thu nhập thấp. Không phải 25 triệu, không phải 25.000, mà chỉ 25 liều", ông nhấn mạnh. "Tôi cần thẳng thắn. Thế giới đang đứng trên bờ vực thảm họa đạo đức. Cái giá phải trả sẽ là cuộc sống và sinh kế ở các nước nghèo nhất".
Ông nhận định ngay cả khi một số quốc gia trấn an nhân loại về quyền bình đẳng vaccine, họ vẫn ưu tiên các giao dịch của nước mình với nhà sản xuất, trả giá cao và cố gắng chen hàng. Năm 2020, 44 thương vụ kiểu này đã được thực hiện, ít nhất 12 hợp đồng tương tự ký kết trong n๊ăm nay.
"Tình hình còn phức𝓰 tạp do hầu hết các nhà sản xuất ưu tiên xin phê duyệt ở các nước giàu, lợi nhuận cao thay vì nộp đầy đủ hồ sơ cho WHO", ông Tedros nói. "Cách tiếp cận kiểu ‘nước tôi trên hết' không chỉ khiến các quốc gia ng🐬hèo gặp rủi ro. Nó còn là hình thức tự đánh bại chính mình. Cuối cùng, chuỗi hành động này sẽ chỉ kéo dài đại dịch, kéo dài nỗi đau về kinh tế lẫn con người".
WHO mới phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech. Tổ chức kêu gọi các nhà sản xuất khác cung cấp dữ liệu để xem xét theo quy định. Chương trình tiếp cận vaccine công bằng Covax đã nỗ lực thu mua🎐 và phân phối vaccine toàn cầu. Song đến nay chỉ được 2 tỷ l💙iều.
Mục tiêu của chương trình là đảm bảo đủ l♐iều tiêm cho 20% dân số ở mỗi nước tham gia vào cuối năm nay.
"Chúng tôi dự kiến giao hàng vào tháng 2. Sẽ có đủ vaccine cho tất cả mọi người. Nhưng thật không phải khi người trưởng thành, trẻ khỏe hơn tại các quốc gia 🧸giàu lạ🌳i được tiêm chủng trước nhân viên y tế và người cao tuổi ở nước nghèo", ông nói.
Thục Linh (Theo AFP)