WHO tuy﷽ên bố: "Mục tiêu của quyết ♛định này là cung cấp loại thuốc, vaccine, cách chẩn đoán nhanh nhất có thể để giải quyết tình trạng khẩn cấp".
Theo bà Mariangela Simao, Trợ lý giám đốc WHO, điều 💦quan trọng lúc này là có thêm vaccine an toàn, hiệu quả khi chương trình phân phối toàn cầu đang gặp gián đoạn. Trước đó, Ấn Độ, nguồn cung vaccine chính cho chương trình toàn cầu Covax, đã hạn chế xuất khẩu vì cuộc 💖khủng hoảng Covid-19 trong nước.
Tuần này, Moderna công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới sản xuất nhằm đáp ứng 3 tỷ liều tiêm vào năm 2022. Kết quả t🎐hử nghiệm giai đoạn cuối, công bố ngày 13/4, cho thấy vaccine Moderna hiệu quả 90% trong vòng 6 tháng.
Hôm 16/3, hãng tuyên bố sẽ thử nghiệm vaccine ở trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi. Dự kiến, 6.750 trẻ sống tại Mỹ và Canada tham gia thử nghiệm, mỗi trẻ tiêm 2▨ liều cách nhau 28 ngày.
Vaccine Moderna được phát triển bằng công nghệ mới mRNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm 🔥bệnh.
Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) phê duyệt vaccine Moderna vào ✱ngày 6/1. Vaccine được tiêm chủng ở ꧙Mỹ, Canada, Đức, Hàn Quốc, Anh...
Nhóm Cố vấn Chiến lược của WHO về Chương trình Tiêm chủng (SAGE) hồi tháng 1 đã khuyến nghị sử dụng vaccine Moderna cho tất cả những người từ 18 tuổi trở lên. Đây là loại vaccine Covid-19 thứ 4, sau sản phẩm của Pfizer, Astrazeneca và Johnson & Johnson, được tổ chức đưa vào dân sách sử dụng kh⛄ẩn cấp. WHO đang xem xét bổ sung hai loại vaccine Trung Quốc, từ hãng dược Sinopharm và Sinovac, quyết định chính thức đưa ra vào cuối tuần tới.
Thục Linh (Theo Reuters)