Quyết định này sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận vaccine ở các nước đang phát triển vốn có ít nguồn lực để nghiên cứ🉐u, phát triển,ꦑ kiểm nghiệm vaccine đưa vào sử dụng.
WHO đã thiết lập quy trình lên danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) để giúp các nước nghèo hơn không có nguồn lực quản lý nhanh chóng phê duyệt các loại thuốc chữa bệnh mới như Covid-19, tránh ꦍviệc chậm trễ trong ứng dụng thuốc. WHO sẽ làm việc với các đối tác để thông báo cho các cơ quan y tế quốc gia về việc tiêm hai mũi vaccine và những hiệu quả kỳ vọng.
Đánh giá của WHO cho thấy vaccine của Pfizer-BioNTech đáp ứng🔯 các tiêu chí "phải có" về an toàn và hiệu quả cao hơn nguy cơ.
Mariangela Simao, ngườ🍸i đứng đầu chương trình tiếp cận thuốc của WHO, cho biết:ꦑ "Đây là một bước đi rất tích cực nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận toàn cầu đối với vaccine Covid-19".
WHO cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một nỗ lực toàn cầu lớn hơn nữa để đảm bảo nguồn cung cấp vaccine đủ đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân cư🌃 cầ𝔉n thiết trên khắp thế giới.
W𓆉HO cùng với Liên minh vaccine GAVI và Liên minh công nghệ sẵn sàng đối phó dịch bệnh (CEPI), đang dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu có tên Covax nhằm bảo đảm và phân phối vaccine cho các nước nghèo hơn.
Liên minh Covax do WHO hậu🏅 thuẫn đã có các thỏa thuận cho gần 2 tỷ liều, với các đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào đầu năm 2021. Liên minh đã đàm phán với P𓂃fizer-BioNTech để đảm bảo nguồn cung vaccine.
Mặc dù vậy, các yêu cầu cao về bảo quản và giao hàng của vaccine Pfizer-BioNTech, bao gồm việc giữ sản phẩm ở nhiệt độ âm 70 độ C, đã khiến ♒việc giꦆao hàng ở các nước phương Tây trở nên khó khăn. Điều này cũng sẽ gây trở ngại lớn hơn cho các quốc gia đang phát triển không có cơ sở hạ tầng đầy đủ.
Vaccine Pfizer-BioNTech đã nhận chấp thuận của Anh, EU, Mỹ, Canada, Bahrain, Israel, Ku𒁃wait, Mexico, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Singapore.
Vaccine theo công nghệ RNA của Pfizer-BioNTech được công bố có hiệu quả 9🦂5% sau hai🎀 liều tiêm cách nhau 21 ngày.
Bảo Châu (Theo Reuters)