Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, đã tổ chức một buổi họp cùng hội đồng cố vấn để đưa ra quyết định này. Đây là lần thứ hai trong hơn hai năm, WHO phải ban bố Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC). Lần trước là đối với dịch Covid-19, đến nay vẫn giữ tình trạng khẩn cấp.
PHEIC được WHO định nghĩa như một "sự kiện bất thường", "tạo thành mối nguy hại đến sức khỏe cho các quốcꦍ gia thông qua sự lây lan của bệnh tật quốc tế", yêu cầu các "phản ứng phối hợp" từ nhiều quốc gia. Đậu mùa khỉ đã lây lan cho hàng chục nghìn người tại nhiều quốc gia chỉ trong vài tuần. "Đợt bùng phát đến nay đã lan nhanh khắp thế giới, thông qua phương thức lây truyền mới mà chúng ta còn hiểu biết quá ít", ông Tedros cho biết.
Tuyên bố về trường hợp khẩn cấp toàn cầu của WHO nhằm báo hiệu nguy cơ lớn về y tế, đòi hỏi sự phối hợp của nhꦆiều quốc gia để ngăn chặn dịch bệnh lây lan xa hơn. Động thái này cũng có thể khiến các nước thành viên đầu tư thêm nguồn lực vào việc kiểm soát đợt bùng phát trước mắt, bổ sung kinh phí nhằm chia sẻ vaccine, phương pháp điều trị.
Tại cuộc họp vào cuối tháng 6, WHO kết luận mối đe dọa từ đậu mùa khỉ ngày càng tăng, tuy nhiên virus vẫn chưa phải tình trạng khẩn cấp quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng động thái này là thận trọng quá mức. Hiện thế giới ghi nhận hơn 16.000 ca mắc đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi, gần gấp 5 lần con số hồi tháng 6, khi các cố vấn họp bàn lần đầu. Gần như tất cả ca nhiễm đều xảy ra ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. 5 người đã tử vong và đều ở khu vực châu Phi.
Theo tiến sĩ Boghuma Titanji, bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Emory, tuyên bố mới của WHO là "muộn còn hơn không". Tiến sĩ James Lawler, đồng giám đốc Trung tâm An ninh Y tế Toàn cầu của Đại học Nebraska, ước tính thế giới cần ít nhất một năm để kiểm soát đợt bùng phát. Tr🎐ong thời gian đó, virus có thể đã lây nhiễm cho hàng trăm nghìn người và có thể tồn tại vĩnh viễn tại một số quốc gia.
Đợt bùng phát càng kéo dài, khả năng virus lây tr𒉰uyền ngược từ người về quần thể động vật càng cao. Khi lây nhiễm ở động vật, đậu mùa khỉ sẽ tồn tại lâu dài, thỉnh thoảng gây ra các ca nhiễm mới ở người. Đây chính là cách để một căn bệnh lưu hành vĩnh viễn trong khu vực.
Đậu mùa khỉ hiện đã lây nhiễm cho hơn 70 quốc gia. Tính đến ngày 23/7, Mỹ ghi nhận gần 3.000 trường hợp mắc bệnh, trong đó có hai trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tínꦑh con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì tình trạng thiếu hụt xét nghiệm. Số ca nhiễm ở Anh và Tây Ban Nha cũng cao tương đương.
Phá rừng, toàn cầu hóa và tình trạng biến đổi khí hậu đang tạo ra nhiều cơ hội cho các mầm bệnh từ động vật lây lan sang người. Giờ đây, một loại virus mới nổi có thể nhanh chóng vư🐓ợt qua ranh giới quốc gia, trở thành mối đe dọa toàn cầu. Tuy nhiên, hầu hết cơ quan y tế cáཧc nước vẫn chỉ được trang bị để xử lý những bệnh mạn tính hoặc đợt bùng phát nhỏ lẻ.
Theo Tom Inglesby, giám đốc Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, Covid-19 và đậu mùa khỉ nên được coi là lời cảnh báo để chính p🃏hủ các nước chuẩn bị ứng phó với các mầm bệnh mới nổi trong tương lai. Đậu mùa khỉ cùng họ với đậu mùa, nhưng nhẹ hơn. Có hai chủng đậu mùa khỉ phổ biến. Đầu tiên là chủng Congo, biểu hiện nặng hơn, tỷ lệ tử vong là 10%. Chủng thứ hai tập trung ở Tây Phi, ít nghiêm trọng, thường gây tử vong cho 1% người mắc bệnh. Hiện các bệnh nhân trong đợt bùng phát mới mắc chủnꦅg đậu mùa Tây Phi.
Triệu chứng đầu tiên của đậu mùa khỉ là sốt, nhức đầu dữ dội, nổi hạch đau lưng đau cơ và suy nhược cơ thể. Tiếp đến, người bệnh bị phát ban trên da, ngứa rát, nổi mụn nước và mụn mủ. Đậu mùa khỉ trướcꦑ đây không nằm trong nhóm bệnh lây qu𝓰a đường tình dục. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các đợt bùng phát gần đây có thể là bằng chứng cho thấy virus có đặc tính này.
Việt Nam hiện chưa ghi nhận ca đậu mùa khỉ nào, tu💧y nhiên Bộ Y tế luôn cảnh báo bệnh có nguy cơ xâm nhập. Tại châu Á, hai nước là Thái Lan và Singapore đã phát hiện các ca đậu mùa khỉ.