Ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết hôm 12/5: "Nhà sản xuất vaccine tại Việt Nam bày tỏ mong muốn trở thành trung tâm𒁃 chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA".
WHO hy vọng Việt N🐼am sẽ đăng ký "sản xuất quy mô lớn" vaccine mRNA.
"Nếu trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19, Việt Nam sẽ đóng góp cho nguồn cung trong nước cũng như khu vực", ông Park nói. WHO hiện nay đang tìm cách mở rộng 🌠năng lực và quy mô sản xuất vaccine tại các nước thu nhập thấp, trung bình nhằm kiểm soá💫t đại dịch.
Đầu tháng này, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản, xác nhận "sẽ chuyܫển giao công nghệ sản xuất vacci⛦ne Covid-19 cho Việt Nam".
Ngày 8/5, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Chương trình nghiên🌺 cứu chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễnﷺ Thanh Long yêu cầu khẩn trương đàm phán mua trọn gói công nghệ mRNA, đồng thời tham gia vào cơ chế chia sẻ công nghệ chung của WHO.
Hai loại vaccine mRNA được WHO phê duyệt khẩn cấp thuộc về Moderna và Pfizer. Thay vì dùng protein nCoV, loại vaccine này chỉ mang thông tin di truyền của virus vào cơ thể. Vật chủ sau đó tự sản xuất protein và🌞 đào tạo hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không cần nuôi protein virus tinh khiết, giúp tiết kiệm hàng tháng, hàng năm chไuẩn hóa và đẩy mạnh sản xuất.ཧ Vaccine đặc biệt phù hợp trong tình hình dịch bệnh leo thang nhanh chóng.
Bên cạnh đàm phán chuyển giao công nghệ, Việt Nam có hai đơn vị phát 💝triển vaccine, theo công nghệ protein tái tổ hợp và công nghệ trứng gà có phôi. Trong đó, Nanocovax sắp thử nghiệm giai đoạn 3. Ở giai đoạn 2, toàn bộ 556 tình nguyện viên sinh miễn dịch tốt.
Hiện, Việt Nam chủ yếu sử dụng vaccine AstraZenceca, được phân phối thông qua cơ chế Covax. Ngày 16/5, Bộ Y tế sẽ nhận thêm 1,682 triệu l🌄iềuꦚ vaccine và phân bổ cho tất cả địa phương để triển khai công tác tiêm phòng.
Thục Linh (Theo Reuters)