Đây là động thái mới nhất của "gã khổng l🎶ồ phần mềm" trong cꦰhiến dịch chống phần mềm lậu nhằm cảnh báo người dùng Trung Quốc về độ an toàn của các phiên bản Windows không có bản quyền tại thị trường này.
Liên minh phần mềm doanh nghiệp (Business Software Alliance) cho biết thị trường phần mềm p🐈hi pháp tại Trung Quốc đang có giá trị lên tới 9 tỷ USD trong khi thị trường hợp pháp chỉ có 2,7 triệu USD. Số liệu này kết hợp với kết quả khảo sát mới nhất của Microsoft cho thấy Windows "lậu" không chỉ gây ảnh hưởng về độ an toàn của máy tính mà còn gây ra tổn thất kinh tế lớn đối với hãng phần mềm Mỹ.
Neal Quinn, Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ và công nghệ thông tin Prolexic của Mỹ, khẳng định, ngoài ảnh hưởng tiêu cực tới "túi tiền" của Microsoft, những bản Windows lậu còn biến máy tính trở thành một phần của mạng botnet để lan truyền spam và malware ra khỏi phạm vi quốc gia. "Điều này xảy ra ở tất cả các nước chứ không chỉ riêng Trung Quốc", ông Neal Quinn cho biết.
Theo PCWorld, tội phạm mạng của Trung Quốc sẽ không đặt mạng botnet (mạng máy tính kết nối với Internet bị mất sự bảo mật và để rơi quyền kiểm soát vào tay người khác) ở trong nước bởi nghi ngại hiệu suất của hệ thống sẽ gặp trở ngại do chính quyền nước này kiểm soát rất chặt lưu lượng Internet đến và đi. Do đó, lợi thế về phòng thủ đối với Trung Quốc lúc này là hệ thống Great Firewall, Andy Ellis, Giám đốc phụ ♔trách mảng bảo mật của Akamai nhận định.
Tuy nhiên, Dan Olds, một nhà phân tích của Gabriel Consulting Group, cho biết, nếu hệ thống các máy ꦚtính dùng phần mềm lậu được đưa tới các nước lân cận như Thái L🤪an, Hàn Quốc, Malaysia hay Việt Nam thì chúng vẫn có nguy cơ trở thành botnet.
Theo Mary Landesman, một chuyên gia an ninh cao cấp tại Cisco, tội phạm có thể điều khiển malware trên PC thông qua 🌌một server ở nơi khác chứ không nhất thiết phải ngồi ở chính chiếc máy tính đó. Điều này khiến cho chính quyền các nước gặp khó khăn trong việc gỡ bỏ hệ thống mạng botnet.
Tháng 9 năm nay, Microsoft đã "bắn hạ" một mạng botnet lớn có tên Nitol tại Trung Quốc chuyên rải malware thông qua các bản Windows lậu bán tại thị trường trong và ngoài nước này. Mạng botnet la🉐n truyền đủ loại phần mềm độc hại, từ keylogger🌸, rootkit cho đến trojan.
Tuy vậy, m𒁏ối đe doạ vẫn chưa dừng ở đó mà còn tiếp tục mở rộng, một số kẻ lừa đảo tại Trung Quốc còn tìm cách đưa bộ phần mềm Office 💛chứa malware và những lỗ hổng bảo mật bổ sung vào các bản Windows "lậu" để bán cho người dùng. Trong khi đó, những người mua PC lại có xu hướng mua phần mềm lậu nhiều hơn bởi các "lợi ích" mà tội phạm đem lại cho họ quá lớn so với loại có bản quyền, ông Dan Olds nhận định.
Thanh Tùng