Bê bối của WorldCom khiến dư luận lo ngại. |
WorldCom từng được giới viễn thông kính nể bởi sức phát triển thần tốc trong những năm 90. Vào thời hoàng kim, cổ phiếu của hãng lên giá tới 60 USD. Sau khi sự vụ vỡ lở, WওorldCom có thể phải sa thải 17.000 nhân viên, thậm chí ngừng▨ hoạt động. Vụ scandal lan rộng khi khoản lợi nhuận 1,4 tỷ USD năm 2001 và 130 triệu USD tiền lãi trong quý I/2002 được công bố trước đây hóa ra đều là số liệu giả.
Giới lãnh đạo tập đoàn bị sốc trước những phát hiện này. Tuy nhiên, các nhà quan sát tỏ r💦a không mấy ngạc nhiên. Bởi ngay hồi tháng 4, tập đoàn đã gặp rắc rối khi Chủ tịch Bernie Ebbers - một sáng lập viên WorldCom - phải ra đi vì bị phát hiện đã vay hàng trăm triệu đôla tiền công để mua cổ phiếu của hãng lúc nó tăng giá. WorldCom cũng từng nợ đến 30 tỷ USD do mua sắm lu bù từ lúc còn là một hãng nhỏ vào đầu năm 1980 cho đến khi trở thành một tập đoàn lớn.
Theo Giám đốc tài chính Scott Sullivan, chi phí và số tiền đầu tư vào khoảng 1,06 tỷ USD năm 2001 và 797 triệu USD từ đầu năm tới nay làm cho nguồn tiền của công ty có vẻ dồi dào, chứ trên thực tế họ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi﷽ đó, Andersen - hãng chịu trách nhiệm kiểm toán cho WorldCom - khẳng định, họ có đủ sổ sách chứng tỏ mình minh bạch trong vụ bê bối này. Trong bản tuyên bố sáng nay, Andersen nhấn mạnh: “Vấn đề là ở chỗ lãnh đạo của WorldCom đã giấu các nhân viên. Họ thậm chí không cho chúng tôi biết giá chuyển nhượng các đường truyền và nhiều lần không nhờ Andersen tư vấn”.
Sự cố với WorldCom và nhiều vụ bê bối tài chính trong ngành viễn thông khiến dư luận rất lo ngại. Global Crossing cũng đang bị điều tra về việc lừa dối khách hàng, KPNQwest (Hà Lan) đã phá sản và đóng cửa, ngay các đại gia n⛄hư France Telecom và Deutsche Telekom cũng đau đầu với các khoản nợ khổng lồ và giá cổ phiếu sụt giảm.
Phong Lan (theo BBC)