Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP Jonathan Pincus cho rằng mô hình của VN rất khác biệt với Trung Quốc. Trung Quốc đi theo chu kỳ tăng trưởng kinh tế mang tính truyền th🐠ống ở Đông Á, xuất khẩu càng tăng thì càng thu được nhiều ngoại tệ, rồi lại đem lợi nhuận có được đó để phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của VN có được là nhờ vốn đầu tư chứ không phải từ xuất khẩu vì thực tế VN là nước nhập siêu. VN đã tranh thủ đꦑược khá nhiều vốn thông qua nguồn viện trợ phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, phát hành trái phiếu ra quốc tế và từ cả những người VN ở nước ngoài.
Ông Pincus nhận xét thêm trong thời gian đầu, việc huy động vốn🎀 đầu tư từ nước ngoài là chính sách ജđúng đắn miễn là VN đảm bảo rằng nguồn vốn ấy tạo được lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng xét về lâu dài, chính sách này không phù hợp bởi lẽ không thể mãi phụ thuộc các nhà đầu tư nước ngoài. Tôi thấy lo lắng khi hơn 50% trong tổng số vốn đầu tư này dồn vào khu vực nhà nước với nhiều dự án “treo” và tính hiệu quả của các dự án này còn là các câu hỏi lớn.
Câu chuyện của Mexico hậu WTO cũng đáng để xem xét về một nước đã mắc kẹt trong cái bẫy của nhân công rẻ và sự chậm trễ trong tăng trưởng kinh tế. Thế nên, c🗹hặng đường cam go còn lại đặt trách nhiệm lên Chính phủ trong việc định ra một chính sách công nghệ tầm quốc gia nhằm biến thành một quốc gia có trình độ công nghệ kỹ thuật cao. Hãng Intel đã bắt đầu bày tỏ lo lắng về việc thiếu các kỹ sư lành nghề ở VN để làm các việc phức tạp hơn là lắp ráp linh kiện. Về điều này VN có thể học tập kinh nghiệm từ Malaysia, Đài Loan, Thái Lan...
"Theo tôi, ngành dịch vụ sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn hơn cả khi VN vào WTO", vị chuyên gia phân tích. Giờ đây, các biện pháp bảo hộ cho ngành tài chính - ngân hàng, viễn thông và độc quyền trong phân phối bán buôn, bán lẻ được dỡ bỏ đặt các doanh nghiệp trong khu vực này vào thế bị cạnh tranh mạn⛦h trong một thị trường ꧋mở với các dịch vụ giá rẻ và chất lượng tốt hơn. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp VN chỉ còn cách phải học theo các doanh nghiệp quốc tế, xem về cơ bản họ quản lý và điều hành như thế nào. Các doanh nghiệp trong nước có lợi thế là họ hiểu thị trường VN hơn nhưng cùng lúc họ cần nhanh chóng thích ứng trong môi trường mới này.
(Theo Tuổi Trẻ)