Yamada, cô gái 27 tuổi lớn lên không có bố, được các nhóm xã hội đen Nhật Bản ꦉtuyển dụng để giả làm cảnh sát. Cô kiếm hàng trăm nghìn USD nhờ lừa đảo những người già cô đơn, giàu có qua điện thoại.
"Tôi đã nghĩ mình không thể tìm được việc làm bình thường", Yamada nói trước tòa án Tokyo hồi tháng 7, trước khi bị phán quyết ba năm tù. "Lần đầu tiên trong đời, tôi được ꦯngười ta bảo rằng mình làm tốt một việc gì đó. Đấy là công việc khiến tôi cảm thấy mình là người hữu dụng".
Cô không phải là người duy nhất bị hấp dẫn bởi "yami baito", những quảng cáo tuyển dụng việc làm bán thౠời gian "chợ đen" trên các mạng xã hội. Đối với thế giới tội phạm ngầm ở Nhật Bản, mạng xã hội cung cấp công cụ ẩn danh để kết nối với bất kỳ người nào, từ thanh thiếu niên tới người đã nghỉ hưu, những người sẵn sà✃ng phạm tội để kiếm tiền.
Năm 2022, thiệt hại do yami baito v𝔍à tội phạm lừa đảo có tổ chức đã tăng 30% so với năm ꩵ2021, lên 37 tỉ yen (250 triệu USD), lần tăng đầu tiên sau 8 năm.
Theo Yuji Yoshikawa, cựu điều tra viên của sở cảnh sát Tokyo về tội phạm ma túy và vị thành niên, yami baito thường có những 🎉cụm từ như "thu nhập cao", "kiếm tiền nhanh" để thu hút người đọc. Mức lương có thể lên tới 50.000 hay 100.000 yen (330-660 USD) một ngày, thậm chí có 🐲thể ứng trước khoản lương vài triệu yen.
Quảng cáo tuyển dụng thường mơ hồ, không nhắc đến các hoạt động trái phép, chỉ nhấn mạnh vào mức lương thưởng cao theo ngày và trả bằng tiền mặt. Tuy nhiên, khi người đọc nộp đơn ứng tuyển, họ sẽ bị yêu cầu tham gia vào hoạt động tội phạm như là꧃m nhân viên chuyển phát tiền có được từ một vụ lừa đảo, thực hiện một vụ cướp♓, hay lừa đảo qua điện thoại.
Yami baito từ lâu đã xuất hiện trên các t𒅌ạp chí Nhật Bản hay mẩu giấy dán trong nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, nhờ sự phổ biến của mạng xã hội, các tổ chức tội phạm bây giờ "chỉ cần thư giãn trong phòng máy lạnh, nhâm nhi cà phê, sử dụng điện thoại di động để t🌄ập hợp một nhóm cướp", theo nhà tội phạm học Noboru Hirosue.
Các nền tản🌌g trực tuyến, đặc biệt là những ứng dụng nhắn tin mã hóa như Telegram và Signal, cũng giúp các nhóm tội phạm ẩn danh và không bị theo dõi. Một người đàn ông 57 tuổi kể rằng người giám sát chỉ đạo ông qua Telegram, yêu cầu để các gói tiền phạm pháp vào tủ khóa trong ga tàu Tokyo.
"Công việc giống như chơi game. Bạn được giao nhiệm vụ, hoàn thành và nhận phần thưởng", người đàn ông từng ngồi tù và hiện làm việc trong một nhà trọ, nওói.
Cuối ngày, ông nhận được tin nhắn trên Telegram, cảm ơ🌃n ông vì đã hoàn thành công việc, đồng thời cho biết tiền lương ngày hôm nay giấu chỗ nào.🥃 "Bạn sẽ không cảm thấy có tội vì không gặp gỡ ai cả", ông nói.
Hồi tháng 1, một cụ bà 90 tuổi ở Tokyo tử vongꦍ sau khi💛 bị một nhóm người trói lại trong nhà và đánh đập để tìm đồ có giá trị. Vụ tấn công gây chấn động Nhật Bản, khiến cảnh sát chú ý đến vấn đề tội phạm yami baito.
Đầu♓ sỏ là một nhóm người Nhật ở Philippines, đã sử dụng Telegram để chỉ đạ🐼o đàn em thực hiện các kế hoạch đột nhập và lừa đảo khắp nước Nhật.
Những người được tuyển mộ có nhiều lý do để chấp nhận phạm tội. Một thành viên cấp thấp 31 tuổi trong một nhóm lừa đảo có tổ ch𓂃ức nói lý do của anh ta là "kiếm thêm tiền để tô🤡i chơi ngông một chút".
Người đàn ông 31 tuổi mặc vest, giả làm nhân viênﷺ ngân hàng tới thăm nhà người già, thuyết phụ🐻c họ đưa thẻ rút tiền mặt. Chiêu lừa đảo này giúp anh ta kiếm gần 10 triệu yen (66.000 USD) trong vài tháng.
"Tất cả những gì tôi nghĩ đến là tối hôm đó lại có tiền chơi bời, uống sâm panh đắt tiền trong quán bar có tiếp viên", 🅷anh ta nói. Cuối cùng, người này bị kết án ha🌜i năm tù.
Cảnh sát đang cố gắng xóa bỏ quảng cáo tuyển dụng tội phạm và treo thưởng tới một triệu yen (😼6.600 USD) cho người tố giác băng nhóm đầu sỏ. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia cho biết các thủ lĩnh "lợi dụng những꧃ người được tuyển mộ và cuối cùng vứt bỏ họ như tốt thí".
Hồ sơ cho thấy trong số 13.100 người bị bắt vì tội lừa đảo có🍬 tổ chức từ năm 2018 tới 2022, chỉ 2% từng nắm giữ các vị trí ꦦcấp cao trong băng đảng.
Nhiều thành viên khai rằng họ buộꦺc phải tiết lộ thông tin cá nhân và gia đình, trong đó có địa chỉ𝄹 nhà, để tổ chức phòng ngừa họ bỏ việc.
Yamada nhận ra mình đã lâm vào hoàn cảnh xấu đến t🍃hế nào sau khi nhóm tuyển dụng gửi cho cô vé máy bay tới Philippines năm 2019, sau khi thuê cô qua Twitter. Ở đây, cô và những người khác được đào tạo để thực hiện hàng trăm cuộc gọi lừa đảo tới người già ở Nhật Bản. Họ bị nhốt dưới tầng hầm khách sạn, giám sát chặt chẽ, sống trong thấp thỏm vì tính mạ🎐ng bị đe dọa. Yamuda tin rằng một người đã bị giết.
Khi bị bắt, cô nói: "🐬Cuối cùng tôi đã được tự do".
Hồng Hạnh (Theo AFP, Japan Times)