Nhưng ở khía cạnh khác, câu chuyện khiến chúng ta phải suy nghĩ xa hơn về tìꦍnh trạng giáo viên nói chung không được trang bị đầy đủ công cụ, dẫn đến tư tưởng... xin hỗ trợ, khá phổ biến ở không ít nơi. Một số trường học hiện vẫn huy động nguồn lực của phụ huynh, từ máy lạnh, bảng thông minh, chi phí nước uống, vệ sinh, thậm chí tiền quà cáp, lễ lạt... một cách thiếu chuyên nghiệp, làm mất đi sự tôn nghiêm cần có của môi trường giáo dục.
Vậy chuyên nghiệp là phải như thế nào?
Không có gì sai khi trườn🏅g học huy đ🔴ộng và tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ từ phụ huynh, cộng đồng vào các hoạt động để trường phát triển mạnh hơn, phục vụ học sinh tốt hơn. Ở một nước giàu có như Mỹ, trường học cũng rất chào đón các khoản đóng góp từ thiện hoặc kinh phí từ cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Ai đóng góp cho trường? Đó có thể là phụ huynh, cựu học sinh thành đạt, các triệu phú, tỷ phú, chính trị gia, người nổi tiếng, một công ty ở địa phương hay một quỹ từ thiện. Số tiền đóng góp có thể lên tới 500 triệu USD như khoản hiến tặng của một tỷ phú ở New York cho Đại học SUNY Stony Brook hồi năm ngoái, hoặc có thể chỉ vài chục USD. Sự khác biệt trong văn hóa đóng góp cho trường học ở đây là họ có cơ chế rõ ràng, thông tin công khai minh bạch, có kiểm toán, báo 🙈cáo nên không ai phải "sống trong sợ hãi" khi hiến tặng hay khi đi xin tiền quyên góp. Cơ chế khuyến khích tốt như vậy đã phát triển thành văn hóa làm từ thiện cho trường học rất phổ biến. Người đóng góp có động lực lớn vì có thể được miễn giảm thuế, được ghi nhận, được xã hội cổ vũ.
Nguồn lực nhà nước dành cho trường công không bao giờ "đủ" được. Với sự hỗ trợ của cộng đồng, trường học sẽ làm tốt hơn nữa vai trò của mình, và người hưởng lợi là học sinh. Nguồn lực của xã hội đóng góp vào giáo dục có hiệu quả h🧸ơn nhiều so với việc tiền được huy động cho các công trình hoặc chương trình không có ý nghĩa phát triển, gây lãng phí. Vấn đề chỉ là làm như thế nào để giữ được uy tín cho trường, đồng thời giữ được động lực cho người đóng góp trên tinh thần tự nguyện. Có một vài điều đáng lẽ cóꦜ thể được làm tốt hơn.
Thứ nhất là phải rõ ràng giữa khoản "phải thu" và khoản "đóng góp tự nguyện". Giáo dục phổ thông thường🗹 được các chính phủ bảo t💙rợ cho toàn dân với mức học phí tượng trưng. Ngay ở những nơi miễn phí giáo dục phổ thông thì phụ huynh cũng có thể phải đóng một số loại phí nhỏ, như trường công ở Singapore hoặc châu Âu. Đây là các khoản "phải thu" cần được niêm yết công khai để tránh mọi sự tranh cãi, hiểu lầm. Theo tôi không có gì khó để Bộ Giáo dục & Đào tạo (hoặc Sở) niêm yết danh sách các khoản này hàng năm để phụ huynh và nhà trường cùng biết và thực hiện.
Đối với các khoản tự nguyện, cần có cơ chế về việc đóng góp cho trường học như nói ở trên để tránh việc lạm thu, tránh hối lộ, tránh rửa tiền. Trường học muốn gây quỹ, muốn tiếp nhận các khoản đóng góp phải có chính sách và công bố chính sách này cho mọi người cùng biết. Quỹ của trường phải được kiểm toán độc lập, và phải được báo cáo cho các bên có liên quan. Chừng nào chuyên nghiệp hóa như vậy, mới hy vọng thu hút được những khoản lớn, thu hút được số lượꦗng đông đảo những người đóng góp cho trường một cách hoàn toàn tình nguyện. Với cách làm chưa chuyên nghiệp hiện nay, trường học tạo ra sự ngờ vực thường xuyên mặc dù khoản đóng góp nhiều khi chỉ vài trăm nghìn, hoặc vài triệu đồng.
Thứ hai là giáo viên cần được làm đúng vai trò của họ trong trường học. Mẹ tôi là giáo viên và đã nghỉ hưu. Thời của bà, giáo viên cũng từng phải bán xổ số cho học sinh theo yêu cầu của trường hoặc theo chỉ tiêu của đơn vị nào đó. Nhưng thời đó đã lâu lắm rồi, trong chi💮ến tranh, khi nhận thức về giáo dục còn chưa đầy đủ. Tuy vậy, tôi biết hiện nay giáo viên vẫn còn bị huy động vào việc thu học phí, chào bán sách,꧅ tiếp thị chương trình tiếng Anh, thu quỹ... Tất cả những việc đó không phải nhiệm vụ của nhà giáo, và nó làm giảm sự tôn nghiêm cần thiết của trường học và người thầy trước xã hội.
Trường học có kế toán, có thủ quỹ và khi có chính sách huy động đóng góp từ thiện, cần có bộ phận gây quỹ riêng. Giáo viên không phải là nhân viên "sale" (kinh doanh, b🐽án hàng) của nhà trường.
Nhữnꦛg cách sắp xếp giáo viên làm các công việc liên quan đến thu chi tiền bạc, đòi nợ học phí như vậy là thiếu lành mạnh, làm phiền giáo viên và cần phải được chấm dứt. Chấm dứt việc này cũng sẽ hạn chế được tình trạng giáo viên lạm dụng vị thế của mình, nhũng nhiễu học sinh dưới mỹ từ "xã hội hóa".
Khi cách thực hiện sai, chỉ một chiếc laptop cũng gây phản ứng dữ dội, nhưng nếu thực hiện đúng, trường học có thể huy động được nguồn lực không giới hạn về cho mình. Tôi biết nhiều trường học thực hiện chính sách xã hội hội hóa giáo dục rất tốt nên dù là trường công, họ có thể mua sắm thêm cơ sở vật chất tiện nꩲghi cho học sinh, ở đó gia đì🍌nh có điều kiện sẵn sàng đóng những khoản rất lớn chứ không phải "chia đều" cho các gia đình.
Khác với trường tư nơi các học sinh thường có điều kiện đồng đều hơn và có khả năng trả cùng mức học phí, trường công thường bao gồm học sinh với hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác xa nhau, do vậy khả năng đóng góp cũng khác nhau. Trường có cơ chế lành mạnh và thực hiện tốt, sẽ tạo động lực đóng góp cho bất cứ ai, cả trong và ngoài trường, miễn là có điều kiện và ♔có tinh thần tự nguyện.
Rất nhiều cá nhân thành đạt, nhiều tỷ phú từng là những học sinh nghèo trong quá khứ, từng nhận được sự hỗ trợ của xã hội để trưởng thành, và họ cũng thường quay lại đúng ngôi trường mình từng học thuở n🎃hỏ để làm từ thiện. Chính vì sự hỗ trợ qua lại như thế này trong nhiều thế hệ mà trường học mới trở nên thịnh vượng, học sinh lứa sau được hưởng lợi từ di sản của thế hệ trước.
Đầu tư vào giáo🔯 dục được chứng minh là một trong những lựa chọn đầu tư đáng giá nhất, bền vững nhất. Quyên góp tiền, bao gồm cả vận động đóng góp hay tài trợ cho trường học, là một hoạt động cần được triển khai chuyên nghiệp. Trường học nếu muốn thực hiện "xã hội hóa" hiệu quả cần có chính sách quyên góp công khai, có nhân sự gây quỹ chuyên trách thay vì huy động giáo viên đóng những vai không có trong bản m൩ô tả công việc của họ.
Bùi Khánh Nguyên