Lúc 5h30♛, ngư dân lái thuyền ra khơi đánh bắt hải sản, phát hiện xác cá voi bị sóng lớn đánh dạt vào bờ biển thuộc xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu. Xác cá voi màu nâu và trắng, một số điểm có sọc đen. Phần dạt vào bờ biển là thân và vây dưới, đường ওkính giữa thân khoảng 4 m. Xác cá đã thối rữa, bốc mùi khó chịu, nằm bẹp giữa bãi cát, xung quanh có nhiều loài nhuyễn thể.
Ông Trần Thông, Chủ tịch xã Diễn Hùng, cho biết qua kiểm tra cán bộ chuyên môn phán đoán cá chết vài tuần trước. ꦛCác bộ phận hiện tại đạt 1/3, ước chừng khi còn sống 🀅cá nặng hơn 10 tấn, dài khoảng 30 m, đường kính giữa thân 4-5 m.
Theo Chủ tịch xã, hàng chục năm qua địa bàn mới ghi nhận xác cá voi dạt bờ biển. Chính quyền đang huy động người gom xác cá,🌌 thuê máy xúc, mua bạt, đào hố tại cánh rừng gần đó để chôn cất cá theo phong tục, tín n꧙gưỡng địa phương.
"Thời điểm này thủy triều đang lên gần sát xác cá, vì thế lực lượng chức năng và ngư𓄧ời dâ💃n đang cấp tốc xử lý chôn cất để không ảnh hưởng đến môi trường biển cũng như các khu dân cư gần đó", ông Thông nói.
Cá voi hay còn gọi là cá ông, tên khoa học Cetacea, gồm khoảng 90 loà🐓i, hầu hết sinh sống ở các đại dương lớn. Cá voi được xếp vào dòng động vật có vú nhưng do sống trong môi trường nước nên vẫn được gọi là cá.
Tại Việt Nam, vùng biển Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng... từng ghi nhận cá voi dạt vào bờ. Ngư dân thường vớt cá lên chôn cất,♋🔯 thờ cúng.