Để kìm hãm đà suy giảm, chính quyền địa phương T𝕴rung Quốc đã gây sức ép lên các tổ chức tín dụng tiếp tục cấp vốn cho nhiều công ty bất chấp lợi nhuận cao hay thấp. Chính việc này đã tạo ra các công ty theo kiểu "xác chết biết đi" (zombie), vì dù đã bên bờ vực phá sản nhưng vẫn được chính phủ duy trì hoạt động.
Bất động sản là một trong hai lĩnh vực có nhiều công ty 'zombie' nhất Trung Quốc. Ảnh: Xinhua |
Trả lời phỏng vấn của CNBC, Andy Xie - cựu chuyên gia kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Morgan Stanley, cho biết: "Các ngân hàng Trung Quốc không thể rút tiền ra🦩 khỏi những công ty sắp sụ🍸p đổ như vậy. Mà ở đây lại có rất nhiều doanh nghiệp sắp biến thành xác chết biết đi mất rồi".
Xu hướng này ngày càng trở nên trầm trọng khi suy giảm kinh tế đang ảnh hưởng đến hàng loạt ngành công nghiệp. Mùa công bố báo cáo tài chính năm nay được dự báo là tồi tệ nhất lịch sử khi𒉰 nhiều c🅺ông ty lớn, từ nhà băng đến hàng không, đều giảm lợi nhuận tới hàng chục phần trăm.
Xie cho biết hiện tượng zombie này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, 𒈔vì chính quyền địa phương hỗ tr💖ợ vào hai lĩnh vực trên rất mạnh. Tuy rằng việc này có thể giúp giảm tình trạng phá sản tạm thời, nhưng theo ông, Trung Quốc sẽ phải đánh đổi bằng suy thoái kinh tế.
Trꦓong một bài báo hồi đầu năm, ông đã viết: "Trung Quốc có thể sẽ ngăn chặn tình trạng phá sản tràn lan bằng cách buộc ngân hàng tiếp tục cấp vốn cho các công ty thua lỗ. Tuy nhiên, việc này sẽ gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn". Hậu quả là, suy thoái sẽ khiến các doanh nghiệp không thể phục hồi lợi nhuận và kéo tụt thị trường chứng khoán. Shanghai Composite Index đang là chỉ số hoạt động tồi tệ nhất châu♎ Á trong năm nay với mức giảm 6%.
Ông Xie giải thích rằng: "Vấn đề của các công ty Trung Quốc là họ dựa quá nhiều 🔥vào nợ và có chi phí cố định cao. Vì thế, khi kinh tế suy gi𝓀ảm, lợi nhuận của họ sẽ bị kéo theo đáng kể. Nhưng việc này đâu phải chỉ trong hiện tại, đó là vấn đề từ rất lâu rồi".
Hà Thu (theo CNBC)