Xác phàm của Nguyễn Đình Tú là câu chuyện "ốc mượn hồn", mượn câu chuyện đương đại để nói về một sự kiện lịch sử. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh chuyển giới của hai người bạn trꦫai thân thiết, người em tên Nam, còn người anh tên Việt. Cả hai đều là con của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.
Khi vợ Việt qua đời, Nam quyết định chuyển giới để trở thành mẹ của cꦕon Việt. Trên bàn giải phẫu, những hồi ức lần lượt được tái hiện. Cuộc chiến biên giới kể bởi những linh hồn đã trú ngụ trong xác phàm của Nam làm người đọc hiểu hơn về những ngày động loạn ở một vùng biên. Nơi đó có cửa khẩu Quốc Môn, pháo đài Cảnh Giác, Đồn Tả, Đồn Hữu và thị x🔜ã Vùng Biên. Đan xen trong câu chuyện chiến tranh là chuyện kể về thời dựng xây sau đổi mới với muôn mặt thị trường.
Đại diện cho đơn vị xuất bản, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu kể về quá trình bếp núc thực hiện cuốn sách. Ông cho biết, sau khi ra mắt sách Hoang tâm (giữa năm 2013), ông gặp Nguyễn Đình Tú và được biết nhà văn quân đội có ý định viết một cuốn về chiến tranh biê𝔍n giới phía Bắc.
Đầu năm 2014, NXB Trẻ định xuất bản sách đúng dịp kỷ niệm 25 năm trận Gạc Ma nhưng không thành; rồi dịp kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc cũng trôi qua mà sách chưa ra được. "Đến khi Trung Quốc hạ đặt giàn Hải Dương 981 trái phép, chúng tôi thấy mình không thể im lặng được nữa. Là một người lính, bản thân tôi và đồng đội từng chiến đấu với tinh thần 'thà hy sinh chứ không chịu mất nước'. Vì thế, chúng tôi làm Xác phàm với tinh thần thà hy sinh chứ nhất định không chịu chết trên bàn kiểm duyệt" - ông Phạm Sỹ Sáu nói. Đại diện NXB Trẻ cũng tiết lộ Xác phàm sẽ được tái bản vào cuối tháng 8 này.
Có mặt tại buổi giới thiệu sách, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái phát biểu, chiến tranh biên giới phía Bắc là một món nợ với các nhà văn, nhà báo. Bà nhận xét Nguyễn Đình Tú đã thành công trong việc xử lý tư liệu. Còn nhà phê bình Ngô Văn Giá cho rằng Xác phàm là tiể🧜u thuyết đầu tiên về một vùng hiện thực, trong đó Nguyễn Đình Tú thể hiện mình là một nhà văn đầy trách nhiệm.
Tiến sĩ Hán Nôm Xuân Diện nhận xét: "Tác phẩm là lời cảnh tỉnh với các nhà văn Việt Nam - không được phép quên quá khứ đau thương của dân tộc". Còn nhà thơ Phan Huyền Thư kể chị đã bật cười khi đọc Xác phàm, bởi cuốn sách đề cập tới một vấn đề mà người Việt Nam ai c🅠ũng biết những không nói.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: "Với Xác phàm, Nguyễn Đình Tú đã thực hiện một ván bài lật ngửa của ༒dân tộc với ngư🎶ời bạn phương Bắc".
Bên cạnh những lời khen tặng dành cho Xác phàm, các nhà phê bình cũng chỉ ra những điểm mà họ chưa thích ở cuốn sách. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói tiểu thuyết có những chi tiết thừa, làm loãng nội dung. Còn nhà thơ Phan Huyền Thư nhận định ở tác phẩm này, Nguyễn Đình Tú không mạnh ở cả hai yếu tố của người viết văn xuôi là kể chuyện và dụng ngôn; nhưng lại là🍒 người biết tiết chế. "Tôi đánh giá cao Tú sự nhanh nhạy cho hình thức, đề tài, thi pháp. Nhờ đó thể ꧟hiện được lớp lang nhiều vấn đề" - nữ thi sĩ nói.
Lam Thu