Cách đây khoảng 67 triệu năm ở khu vực ngày nay là North Dakota, một con khủng long mỏ vịt (Edmontosaurus) ngã quỵ ꧑và chết, những họ hàng cổ đại của cá sấu tranh thủ cắn xé xác nó, để lại nhiều lỗ thủng trên da vꦇà vết răng ở xương. Ngày nay, bằng chứng về bữa ăn vẫn còn lưu lại trên hóa thạch của con khủng long, bao gồm bộ da.
Vết răng lưu lại có thể giải thích con khủng long trở thành xác ướp như thế nào, theo nghiên cứu công bố hôm 12/10 trên tạp chí PLOS One. Nhóm tác giả ng💟hiên cứu cũng nhận định những xác ướp khủng long vớ🐈i bộ da và mô mềm được bảo quản cực tốt có thể phổ biến hơn nhiều so với suy đoán.
Theo Stephanie Drumheller, đồng trưởng nhóm nghiên cứu kiêm nhà cổ sinh vật học ở Đại họcTennessee, 🧜Knoxville, ngay khi cơ thể khủng long bị bao phủ bởi trầm tích, có thể do lở đất hoặc lũ quét, xác của chúng sẽ được che chắn khỏi các yếu tố môi trường và động vật ăn xác thối. Điều đó khiến lớp da của con vật có khả năng khô tự nhiên. Những xác ướp có thể bị chôn vùi nhiều tuần hoặc nhiều tháng, sau khi tất cả loài ăn xác thối từ cá sấu tới vi khuẩn đã gặm nhấm cơ thể. Bằng cách ăn xác, chúng có thể góp phần giúp cái xác sẵn sàng cho quáಞ trình hóa thạch.
Drumheller và cộng sự rút ra kết luận sau khi kiểm tra hóa🦋 thạch Edmontosaurus ở Trung tâm di sản và bảo tàng bang North Dakota tại Bismarck. Mẫu vật mang tên "Dakota" được phát hiện năm 1999 ở một trang trại gần Marmarth, phía tây nam North Dakota. Đặc biệt, nó được khai quật từ thành hệ Hell Creek, khu vực chứa đầy hóa thạch hình thành vào gần cuối kỷ Phấn Trắng (66 - 145 triệu năm trước) và bắt đầu kỷ Cổ Cận (cá♕ch đây 23 - 66 triệu năm).
Hóa thạch Edmontosaurus bị mất đầu và chóp đuôi, có thể cả chi trước bên trái, nhưng phần còn lại của bộ xương vẫn nguyên vẹn, theo đồng tác giả nghiên cứu Clint Boyd, nhà cổ sinh vật học ở Cơ quan Khảo sát Địa chất North Dakota. Những mảꦕng da lớn bao phủ xương ở chi trước bên phải, chi sau và đuôi của nó.
Theo Mindy Householder, đồng tác giả nghiên cứu ở Hiệp hội lịch sử North Dakota tại Bismarck, lớp da có màu nâu sậm, gần như ngả đen, và lấp lánh do chứa nhiều sắt bên trong. Lớp da của D🦋akota được trưng bày ở bảoღ tàng từ năm 2014, dù ở thời điểm đó, hóa thạch chưa tách rời hoàn toàn khỏi lớp đá bao quanh. Năm 2018, các chuyên gia chuẩn bị làm sạch mẫu vật kỹ lưỡng hơn. Trong quá trình đó, họ phát hiện dấu vết giống vết cắn. Để xác định nguồn gốc vết cắn, nhóm nghiên cứu xem xét tài liệu pháp y về động vật có vú hiện đại và cơ thể người.
Thông qua phân tích, các nhà khoa học xác định vết rách sâu và có nếp nhăn ở đuôi Dakota do vết răng hoặc móng vuốt cắt qua thịt. Có thể một con cá sấu ho🐻ặc khủng long như deinonychosaur hoặc T-rex đã để lại dấu vết đó. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hơn chục vết rách ở chi trước và sau bên phải của Dakota, chứng tỏ phần da bị lột ra một phần trong khi động vật săn mồi ăn thịt. Những vết thương chứng tỏ xác Dakota lộ thiên và bị động vật ăn xác thối cắn xé một thời gian sau khi con khủng long chết.
Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm hiểu phản ứng hóa học cho phép da khủng long hóa thạch trong hoàn cả🃏nh này. Họ hy vọng có t🌳hể phân tích nhiều xác ướp khủng long hình thành tương tự như Dakota.
An Khang (Theo Live Science)