Ngày 24/7, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về dự án Luật 🍸Bảo hiểm xã hội sửa đổi, trong đó nêu vấn đề rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần khá 𓃲phức tạp, ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, cơ quan soạn thảo có thể đưa ra nhiều phương án để xin ý kiến Quốc hội "nhưng cần thể hiện quan điểm, căn cứ để lựa chọn phương án cụ thể".
Đồng thời, cơ quanꦚ soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung các biện pháp thiết thực hỗ trợ ༺lao động, khuyến khích lao động tự nguyện hạn chế rút hoặc bảo lưu thời gian tham gia để hưởng quyền lợi hưu trí, thay vì nhận BHXH một lần.
Thường𓃲 trực Chính phủ thống nhất đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bổ sung chính sách, gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, thu hút người dân tham gia BHXH. Chủ trương này nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người dân, thể hiện tinh thần "không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần".
Về đề xuất giảm th🧜ời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 xuống 15 năm và mức đóng, Thường trực Chính phủ lưu ý cần tính toán, đánh giá tác động một cách khoa học để đảm bảo hài hòa lợi ích của lao động, doanh nghiệp, xã hội.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để dự thảo đồng bộ Luật Công đoànཧ, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo hiểm y tế... và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Thường trực Chính phủ giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoà🔴n thiện hồ sơ dự thảo luật, trình 🅰Chính phủ tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7. Phó thủ tướng Lê Minh Khái sẽ chỉ đạo hoàn thiện dự luật này.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, toàn quốc có 4,85 triệu người đã rút BHXH một lần giai đoạn 2016-2022. Trong số này, 1,3 triệu người quay lại hệ thống, tiếp tục đi làm và đóng BHXH; gần 3,55 triệu người chưa quay🌄 trở lại; 907.000 lao động từng rút hai lượt; hơn 61.000 người 🥃rút ba lượt.
Riêng giai đoạn 2016-2021, gần 1,4 triệu lao động vùng Đông Nam Bộ rút một lần với lượng người rút năm 2021 cao gấp 1,5 lần so với năm 2016. Đồng bằng sông Cửu Lon🍸g có hơn 970.160 người rút với số lượng rút tăng gấp đôi.
Bộ Lao động Thươn𝕴g binh và Xã hội lý giải hai vùng này tập trung nhiều lao động phổ thông, tuổi đ𝓡ời trẻ, làm việc tại các khu công nghiệp nên tần suất thay đổi công việc nhanh.
Tây Nguyên cùng trung du miền núi phía Bắc có số lao động rú𓆉t thấp nhất, lần lượt gần 125.000 người (chiếm 3%) v🐓à 301.500 người (chiếm 7% trong tổng số người rút BHXH một lần trong cùng giai đoạn).
Về khu vực lꦍàm việc, gần 91% lao động rút BHXH một lần làm việc trong doanh nghiệp; 8% làm ở khu vực nhà nước và h🐬ơn 1% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm số lao động rút BHXH một lần, trong đó rút ngắn thời gian đóng từ 20 xuống 15 năm. Bởi theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thời gian đóng dài là lý do khiến nhiều lao động kh♎ông đủ kiên nhẫn, ♏muốn rời hệ thống. Cơ quan soạn thảo tính toán sửa đổi điều kiện này sẽ giảm 10.000-40.000 người hưởng một lần mỗi năm.
Điều kiện rút cũng được sửa đổi theo hướng giữ nguyên như hiện hành, hoặc giải quyết 50% tổng thời gian đó๊ng và phần𒅌 còn lại bảo lưu trong hệ thống để sau này lao động hưởng chế độ.
Viết Tuân - Hồng Chiêu