Ở tọa đàm "Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp để thích ứng linh hoạt với đại dịch", phát sóng 4h ngày 20/12, trên VnExpress, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam - nhận định thực trạng những đoàn người hồi hương (hay cuộc di cư lao động) trong đợt dịch cao điểm và thiếu༒ hụt nhân lực khi tái sản xuất là lời cảnh báo với các doanh nghiệp, buộc lãnh đạo công ty phải nhì✃n nhận lại nhiều vấn đề, tính đến những nguy cơ, rủi ro.
Đầu tiên, chuyên gia chỉ ra đa phần doanh nghiệp vẫn đang phụ thuộc quá nhiều vào sức người, thủ công và ít dùng máy móc. Những đơn vị áp dụng hình thức này bị ảnh hꦡưởng trực tiếp, khủng hoảng từ cuộc di cư nhân sự. Do đó, người lãnh đạo cần tính toán lại quy tꦍrình sản xuất, kinh doanh, chuyển qua những mô hình ít lạm dụng sức lực, thay vào đó là tri thức, công nghệ cao.
Thứ hai, hiện có khoảng 810.000 doanh nghiệp hoạt động có giấy phép, tuy nhiên, tỷ lệ lao động phi chính thức lại khá cao. Chuyên gia Duy Bình cho biết có khoảng 15-16% nhân sự trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh khô🃏ng được đóng bảo hiểm xã hội. Theo tiêu chuẩn của tổ chức lao động quốc tế, lực lượng này bị xếp vào không chính thức.
Thực tế, lao động không được đóng bảo hiểm xã hội hiện khá nhiều ở TP HCM, Hà Nội và các đô thị lớn, dẫn đến an sinh xã hội khó đảm bảo. Khi đại dịch xảy đến, lực lượng này gặp vô số khó khăn, phải xoay xở đủ đường và tuyệt vọng vì không đủ sống. Họ không thể tiếp cận các gói h🧔ỗ trợ của Chính phủ lẫn cơ q🉐uan chức năng.
Khách mời cho rằng cảnh báo lớn nhất với doanh nghiệp là phải để ý đến tính chính thức của người lao động, ꦗphải đóng bảo hiểm xã hội và đảm bảo an sinh cho họ.
Đại dịch cũng bộc lộ điểm yếu, hạn chế về y tế trong doanh nghiệp lẫn các khu công nghiệp, nhất là khi họ phải thực hiện công tác phòng chống Covid-19 hoặc biện pháp dịch tễ. Thời gian tới, ngoài công tác sản xuất, kinh doanh, các đơn vị cần chú trọng nâng cao y tế cơ sở để có thể ứng phó mọi tình huống. Bởi ngoài dịch bệnh, lao động có thể đối mꦚặt những rủi ro khác về sức khỏe.
Bên cạnh đó, tình trạng thâm dụng lao động khá phổ biến nhưng lương của họ còn khá thấp, vì vậy mức độ tích lũy hạn chế. Dịch ập đến, họ có thể phải ở nhà trong 2-3 tháng, nguồn dự trữ khó đảm bảo cuộc sống. Từ đó vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải có những biện pháp dần dần nâng cao thu nhập cho côngꦺ nhân.
Chuyên gia cũng đề xuất giải pháp, đổi mới táo bạo là đưa hoạt động sản xuất về những nơi có nguồn lao động dồi dào, phủ nhà máy ở các địa phương, tỉnh thành nhằm giảm tình trạng lao động tha hương, ꦜdi cư đến những khu công nghiệp.
Cuối cùng, ông Duy Bình nhấn mạnh vấn đề cấp bách là xây dựng văn hóa doanh nghiệp - lấy người lao động, hoạt động sản xuất, khách hàng, đối tác - làm trung tâm, làm sao để ứng phó nhanh nhạy, vững vàng trước mọi khủng hoảng. Văn hóa đó phải dựa trên chiến lược quản lý rủi ro của doanh nghiệp♎ và có những biện pháp hỗ trợ người lao động, đối tác, khách hàng kịp thời.
"Các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa mang tính chất bao chùm, phải có cách quản trị rủi ro , lấy con người làm trung tâm trong quá trình phát triển.🅺 Điều này mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp lẫn cộng đồng", ông Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam - nói thêm.
Tọa đàm "Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp để thích ứng linh hoạt với đại dịch" nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - ViEF 2021, do VnExpress và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh t👍ế tư nhân (Ban IꦬV) phối hợp tổ chức. Nội dung thảo luận xuyên suốt ViEF 2021 là "giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế Việt Nam và một số ngành, lĩnh vực trọng tâm giai đoạn 2021-2025, định hướng tới 2030".
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ và có sự tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, Diễn đàn là lời hiệu triệ💮u, tập hợp của cả hai khu vực công - tư để phát triển nền kinh tế có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư vượt khó do dịch bệnh, tạo sức bật trong gi♓ai đoạn mới...
Thi Quân