Một doanh nghiệp cho biết chi phí xây nhà xưởng khoảng 1,2 tỷ đồng trong khi để đáp ứng đủ yêu cầu phòng cháy chữa cháy (PCCC) cần số tiền 1,5 tỷ đồng. Đó là thực tế không phải hiếm hiện nay. Nhiều doanh nghiệp ở TP HCM cho rằng yêu cầu về PCCC hiện khá "cứng nhắc" và thiếu khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.
Đồng cảm với những khó khăn của doanh nghiệp trong việc đáp ứng tiêu chuẩn PCCC hiện nay, độc giả Dương Quốc Việt chia sẻ: "Yêu ⭕cầu doanh nghiệp đóng cửa nếu không làm đúng tiêu chuẩn PCCC hiện nay là một suy nghĩ thiển cận. Điều đó không khác gì bạn mua xe máy giá 12 triệu đồng nhưng phải mất thêm 15 triệu đồng để mua bảo hiểm; hay mua ôtô 1,2 tỷ đồng nhưng phải chi tới 1,5 tỷ đồng để đăng kiểm mới lưu hành được. Chẳng lẽ ai không đáp ứng được thì phải cất xe ꦕở nhà, khỏi ra đường luôn?
Quy định PCCC hiện nay không những khiến doanh nghiệp mất tiền. mà họ còn bị hành thủ tục lên xuống. Giá thiết bị cũng bị đội lên gấp 3-4 lần so với thực tế, doanh nghiệp đã phải đóng cửa dừng sản xuất, hàng nghìn người mất việc, nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển sang nước khác đầu tư... Tôi tin tất cả các doanh nghiệp đều ủng hộ công tác PCCC vì chính là đang bảo vệ tài sản của họ, nhưng chi phí phải ở mức độ꧙ hợp lý, thủ tục phải nhanh gọn".
Đồng quan điểm, bạn đọc Catbae nhấn mạnh: "Phòng cháy là một việc rất tốt. Nhưng mong các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành đưa ra các phꦬương án làm sao chia ra các chuẩn như: bắt buộc, khuyến khích, được hỗ trợ... để doanh nghiệp có điều kiện hoàn thành tốt nhất hạng mục phòng cháy và có thể nâng cấp dần đến mức được khuyến khích sau đó là phần sẽ được hỗ trợ...".
"Tiền không phải từ trên trời rơi xuống. Nếu là nhà đầu tư, liệu bạn có bỏ ra số tiền quá lớn để chạy theo quy định PCCC hay không? Nói lúc nào cũng dễ, nhưng thực tế khi đầu tư, quan trọng nhất là nguồn vốn và hiệu quả. Dù PCCC quan trọng nhưng chi phí hiện nay quá tốn kém thì doanh nghiệp sẽ chọn phương án rút lui. Hệ lụy là công ăn việc làm sẽ mất, kinh tế sẽ đi xuống, cuộc sống của người dân cũng vậy. Đừng có nghĩ đơn giản là cứ bỏ một đống tiền là cháy không xảy ra", độc giả Manh Hung bổ sung thêm.
>> 'Quy định phòng cháy chữa cháy cứng nhắc'
Trong 18 tháng Bộ Xây dựng ban hành liên tục ba Thông tư 01, 02 và 06. Đặc biệt, Thông tư 06/2022 đã khiến các doanh nghiệp cũ đang hoạt động hoặc sửa chữa có liên quan đến PCCC gặp trở ngại. Nhiều lần "kêu cứu", ngày 11/4, Bộ Công an đã ban hành công văn 1091 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, động thái này cũng chỉ giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp có dự án đang hoạt động hoặc sửa chữa. Riêng với những doanh nghiệp xây mới vẫn khốn đốn vì khó áp dụng thực tế vào điều kiện sản xuất hiện nay.
Đề cập đến những hệ lụy khi quy định PCCC làm khó doanh nghiệp, bạn đọc Lomcomer bình luận: "Tôi nghe về quy định mà muốn nổ cái đầu, sao lại có quá nhiều điều kiện vô lඣý như vậy? Hiện nay, các vụ cháy xảy ra, gây chết người, thì nguyên nhân là do đâu? Phần lớn là vì chập điện, xài điện quá tải, công nhân không tuân thủ quy định phòng cháy, hệ thống báo cháy không hoạt động tốt, thiếu kiểm tra bảo trì, các bình chữa cháy hết hạn, vận hành máy sai 🐻nguyên tắc...
Thế nên, quan trọng nhất ở đây là phải giáo dục kiến thức, ý thức phòng cháy, sử dụng điện cẩn thận, không để quá tải, gắn các thiết bị ngắt điện, trang bị nhiều bình chữa c🍨háy... chứ bắt doanh nghiệp đầu tư vào vật liệu chống cháy là thiếu thực tế, vì nó đắt tiền và nhiều lúc không cần thiết. Đừng nên làm chuyện tốn kém cho doanh nghiệp vì họ sẽ bỏ chi phí vào sản phẩm và làm giá thành tăng cao".
Nhấn mạnh giải pháp nâng cao ý thức của con người quan trọng hơn các quy định làm khó doanh nghiệp, độc giả Phương kết lại: "Thực ra, các vụ cháy lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì yếu tố con người sẽ đóng vai trò rất lớn. 🌸Vậy nên, thay vì tập trung vào♛ các quy định làm khó doanh nghiệp thì chúng ta có thể dùng các hình thức khác, như yêu cầu diễn tập PCCC thường xuyên, để nhân viên làm quen, nâng cao ý thức PCCC, hoặc các phản ứng thích hợp để giảm thiểu tối đa các thiệt hại".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.