Xung quanh câu chuyện "'Cắn răng' đi xe buýt Hà Nội", nhiều độc giả VnExpress đã có những quan điểm đối lập khi cho rằng không ít người đang có cái nhìn thiếu công bằng với xe buýt Việt Nam:
Tôi không biết tại sao nhiều người lại ca tụng xe buýt, tầu điện ngầm ở Nhật hay Singapore như vậy. Xe buýt ở những nước khác, không có ghế ngồi như ở Việt Nam, đa số phải đứng vì chỉ có hai hàng ghế hai bên xe. Tàu điện ngầm thì nhồi nhét thấy kinh, làm gì có tiếp viên mà "niềm nở" với khách? Họ so♕át vé tự đ🌱ộng mà.
Tôi chắc chắn với các bạn rằng trong khu vực các quận trung tâm, cứ 300 mét có một trạm xe buýt. Dĩ nhiên, có thể chúng ta phải đi nhiều tuyến vì xe buýt không như taxi, tài xế phải chạy theo lộ trình tuyến cố định. Còn việc chê xe buýt không sạch, ồn ào, tiếp viên như giang hồ... thì chúng ta phải xem lại chính mình. Chúng ta không ý thức nên mới xả rác, ồn ào là do hành khách đi xe chứ không phải do tài xế hay tiếp viên, rất nhiều trường hợp trốn vé, giả sinh viên... Chúng ta không thay đổi ý thức thì đừng mong mọ🌠i việc sẽ tốt lên.
Những người nghĩ tiêu c💧ực về xe 🍰buýt, tôi nghĩ là họ chưa hoặc rất ít khi đi xe buýt:
1. Tôi đi xe xe buýt từ lâu nhưng c💞hẳng thấy có chút rác nào cả. Nếu ai đó thấy có thì🅰 là do ý thức của khách, do dân mình không có ý thức giữ vệ sinh công cộng chứ không liên quan gì tới nhà xe
2. Xe buýt đúng là nhiều khi có đi nhanh, ẩu, nhất là sau khi thoát khỏi ꧋khu vực tắc vì họ chỉ được chạy hết một tuyến trong thời gian tối đa quy đị𓂃nh, nếu không sẽ bị đánh giá. Cái này các xí nghiệp buýt cần xem xét lại.
3. Đừng chê xe buýt chậm vì đây là phương tiện công cộng, nếu bạn muốn nhanh thì mời đi xe ôm hoặc taxi. Mà nhiều khi buýt 🧜chậm là do đường không còn chỗ.
4. Vì là phương tiện công cộng nên một số tuyến buýt rất đông. Nhưng cũng chẳng có nước nào đảm bảo xe buýt không đông cả. T♈ôi đã đi và thấy hầu như tuyến nào cũng phải chen, không khác gì Việt Nam.
5. Xin đừng đánh đồng là phụ xe buýt không thân thiện như nước ngoài. Nước ngoàiꦰ đa số xe buýt chỉ có lái xe vì họ thanh toán qua thẻ hoặc tự giác bỏ tiền nên tài xế cũng chẳng có thời gian mà cười với hàng nghìn khách mỗi ngày.
6. Các điểm dừng thường cách nhau 500-700 mét là hợp lý. Người ta nói dân Việt Nam lười đi bộ, lười thể dục quả không sai. Ở nước ngoài cũng vậy. 🀅Hãy đi và cảm nhân, đừng chỉ ngồi nhà rồi đánh đồng mọi thứ với nhau.
Tôi là một người sử dụng xe buýt đều đặn để đi làm từ 7 năm nay ở Hà Nội. Cơ quan cách nhà 7 km, mỗi ngày tôi đi mất khoảng 40-45 phút. Tôi cũng ꦐtừng đi thử các hệ thống buýt của châu Âu (Ý, Đức, Pháp, Anh, Bỉ) và châu Á (Hàn, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc). Tôi chỉ có thể nói một điều là chúng ta đang so sánh không công bằng cho hệ thống xe buýt ở Việt Nam (cụ thể là Hà Nội). Chỉ có duy nhất 🐷một điểm tôi thấy hợp lý là ở Việt Nam đặc thù có rất nhiều ngõ ngách sâu, xe buýt không thể vươn tới, nên những người này sẽ có khó khăn hơn đôi chút.
Mọi người chỉ đang lấy những tiêu chuẩn của việc sử dụng phương tiện cá nhân để áp đặt cho xe buýt. Đã đi xe buýt hay phương tiện công cộng nói chung thì phải chấp nhận cái tính không chủ động của nó. Xe đi, xe về đều có giờ giấc quy định chứ không phải cứ muốn lên xe lúc nào cũng được. Và vì là xe công cộng nên cũng phải chấp nhận là chen lấn, xô đẩy là chuyện bình thường. Trên xe cũng có người này người kia, người có ý thức và người th🔜iếu văn hóa. Tất cả những điều tiêu cực này đều không thể tránh khỏi được, nhưng nhiều người đã quen đi xe cá nhân, cứ phàn nàn rằng đi xe buýt thật bất tiện và khó chịu thì thật vô lý.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.