"TP HCM cần nhiều biện pháp mạnh hạn chế xe máy", đó là quan điểm được Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giao thông vận tải, Đại học Việt Đức, đề cập tại tọa đàm "Xe máy, metro - những thách thức trong giao thông" do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức, tối 27/4. Đồng tình với quan điểm này, độc giả Nguyễn Trung Hiếu phân tích:
Đầu tiên, chúng ta cần phải loại bỏ tư duy đổ lỗi cho đời sống người Việt còn khó khăn để biện minh cho việc sử dụng xe máy.💝 Không thể viện cớ nghèo để bảo thủ với việc sử dụng xe không đạt chuẩn khí thải, gây ô nhiễm môi trường. Không thể vì nghèo mà tự cho mình cái quyền chạy xe quá hạn, xe hư hỏng mất an toàn, chở hàng cồng kềnh, xe tự chế, xe lôi...
Muốn cải thiện được thực trạng này, chúng ta cần có những quy chuẩn khắt khe nhằm bảo vệ môi trường, tạo các giấy phép con cho việc lưu hành xe cá nhân: giấy phép xác nhận đạt chuẩn khí thải và phí bảo vệ môi trường được cấp định kỳ cho xe gắn máy, mô tô, xe ba bánh có gắn động cơ xăng dầu... Bên cạnh đó, cũng cần lập các tuyến đường cấm xe máy, mô tô✅... phạm vi mở rộng dần đều nhằm khuyến khích người dân từ bỏ xe máy.
🎐Cùng với đó, quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu dịch vụ cũng phải riêng biệt, giúp người dân thuận tiện khi sử dụng phương tiện công cộng, tránh tình trạng đi một vòng lớn mới đến nơi mình cần.
>> 🌺Cấm xe máy để không mất một giờ cho đoạn đường bốn km'
Hiện nay, tôi thấy có một bộ phận người Việt giữ tư tưởng "Khi nào xe công cộng tiện lợi mới bỏ xe máy". Tuy nhiên, tôi không thấy ai trả lời được câu hỏi "tại sao hiện tại xe công cộng không phát triển được?". Theo tôi, lý do rất dễ thấy, đó là xe công cộng không bao giờ tiện lợi hơn xe máy, nếu không hạn chế sự tiện lợi của xe máy.
Nhiều người không thể đứng đợi năm phút để đi 500 m bằng xe công cộng, nhưng lại có thể leo lên xe máy ngay lập tức để đi quãng đường tương tự. Xe công cộng cũng sẽ mãi không thể đúng giờ nếu cứ bị xe máy tạt đầu, lấn làn ưu tiên, giành đường𒆙... Đó là thực tế mà ngay cả cá nước có hệ thống giao thông công cộng phát triển nhất thế giới cũng phải đối mặt.
Có người lại đổ lỗi do hạ tầng giao không kém💯 khiến xe công cộng không thể phát triển. Vậy nhưng khi các đợt ra quân dẹp vỉa hè được triển khai quyết liệt thì ai cũng chăm chăm không chịu hợp tác vì hết lý do này đến lý do khác. Họ sợ mình bị giảm bớt sự tiện lợi. Ai cũng cho rằng đây là chuyện của bộ phận thiểu số người lấn chiếm vỉa hè, nhưng thử hỏi khi hàng quán bị dẹp, việc mua bán ở vỉa hè của bạn bị cản trở, bạn có sẵn sàng bỏ đi xe máy, hay lại tìm đủ lý do để phản đối lực lượng chức năng, cho rằng bất công với người nghèo?
>> 🎉'Biện minh xe buýt chưa phát triển để bảo thủ với xe máy'
♐Hôm 5/4, Chính phủ có Nghị quyết tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025. Theo đó, năm thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ được giao tiến tới hạn chế hoặc dừng hoạt động xe máy trên một số quận sau năm 2030; nghiên cứu xây dựng đề án thu phí xe cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Chủ trương này nhằm hạn chế số lượng ôtô, xe máy vào các thành phố lớn.
🍃Trước đó tháng 12/2021, Hà Nội dự kiến cấm xe máy tại các quận sau năm 2025, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch. Thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy ở các quận bên trong vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5. Sau năm 2030, thành phố dừng hoạt động xe máy ở các quận bên trong vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng, bên trong vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.
🐠Tại TP HCM, vấn đề giảm xe cá nhân cũng được nêu ra từ cách đây hơn 10 năm. Đến tháng 10/2020, UBND TP HCM phê duyệt Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát xe cá nhân trên địa bàn với mục tiêu giảm ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm. Với đề án này, thành phố xác định việc kiểm soát xe cá nhân cần kết hợp hài hòa giữa giải pháp hành chính và kinh tế, triển khai theo lộ trình cụ thể để nhận sự đồng thuận.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.