Lần đầu tiên lái xe ở Australia, tôi thuê một chiếc MG chạy từ Sydney qua Brisbane, cả 1.000 km chỉ trong khoảng 10 giờ bao gồm thời gian nghỉ đổ xăng, mua cafe và ăn trưa 🐬với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng. Một lần khác, tôi tham gia chuyến rong ruổi khắp nơi ở Mỹ và Canada, tận hưởng khung cảnh thiên nhiên trên những cung đường. Hầu hết xe của họ chạy đều nhau, với tốc độ cao, thậm chí vượt 10-15% tốc độ cho phép.
Đi nhiều, trải nghiệm nhiều, tôi nhận thấy việc tuân thủ các quy chuẩn giao thông chung sẽ khô🍸ng chỉ đảm bảo an toàn cho mọi người mà🐟 còn mang lại cảm giác thoải mái cho tài xế. Một trong những quy định quan trọng là "tốc độ thấp đi về bên phải". Câu khẩu hiệu này là kiến thức "nằm lòng" khi tham gia giao thông của hầu hết các nước theo tiêu chuẩn Mỹ, gồm cả châu Âu và châu Á. Ở các nước theo chuẩn Anh như Australia, Thái Lan... thì ngược lại, tốc độ thấp đi về bên trái.
Chẳng hạn trên Autobahn - một trong những hệ thống đường cao tốc lớn và hiện đại nhất thế giới - những chiếc siêu xe tốc độ khoảng 300 km/h vẫn chạy đều ở làn phải. Làn trái trong cùng gần như là trống, chỉ để vượt. Nếu ඣcố tình giữ làn trái để đi nhanh hơn và không cho xe phía sau vượt, tài xế sẽ vi phạm luật giao thông.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hệ thống hạ tầng giao thông đã cải thiện, ngày càng nhiều cao tốc được đưa vào sử dụng, rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa nhiều vùng miền trên cả nước, giúp việc đi lại thuận tiện hơn. Nhưng thú thực, tôi luôn có cảm giác căng thẳng khi l🔯ái xe trên các cao tốc ở Việt Nam (dù chỉ được chạy với vận tốc vừa phải). Mắt tôi phải căng ra để quan sát phía trước và cả hai bên, chân luôn trong tình trạng rà phanh, sợ đâm vào đuôi xe đi trước.
Rõ ràng không thể so sánh điều kiện của Việt Nam với các nước trên thế giới. Đây là thực tế phải chấp nhận. Số lượng xe cộ quá tải, nhiều cao tốc ở Việt Nam chưa đạt các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, gây ra hạn chế về t🎀ốc độ và cảm giác thoải mái khi lưu thông trên đường. Trong bối cảnh đó, việc giáo dục, phổ biến để nâng cao ý thức tuân thủ các quy tắc chung sẽ giúp m𝐆ọi người đi lại an toàn hơn.
"Tốc độ thấp đi về bên phải" là một trong những quy tắc cần được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trên các cung đường cao tốc. Ở các nước, những biển hiệu "Slower traffic keep right" hay "Slower traffic keep left" (tốc độ thấp đi về bên phải/ trái) hoặc "Left lane for passing o🐼nly" (Làn trái chỉ để vượt) được đặt nhắc đi nhắc lại trên đường rất nhiều lần để lái xe chú ý.
Ở Việt Nam, tôi đã đi qua nhiều cung đường khắp nơi nhưng chưa từng thấy biển nào như vậy. Điểm b, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 100/2019 quy định "phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người "điều khiển xe c♑hạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định".
Nhưng điều quan trọng là luật phải đi vào t🌺hực tế.
Rất nhiều lái xe ở Việt Nam chưa có ý thức tốt, họ giữ làn trái 🐠và chạy với tốc độ rất chậm gây cản trở cho những người đi sau. Bạn thích đi chậm là mꦜột lựa chọn, miễn là không dưới tốc độ tối thiếu. Nhưng nếu đi chậm, vui lòng đi qua làn bên phải để nhường đường cho những người đi nhanh hơn.
Tình trạng tài xế muốn đi nhanh phải chạy vượt kiểu luồn lꦡách, không chỉไ gây rủi ro, nguy hiểm cho người đó mà cho cả nhiều người khác. Ôm làn, giữ chân nhau chạy quá chậm cũng làm tắc nghẽn giao thông, gây thiệt hại về kinh tế và chi phí vận hành xe, giảm hiệu quả của đường cao tốc.
Hệ thống đường sá Việt Nam chưa hoàn thiện. Quá trình xây dựng hạ tầng đòi hỏi mất nhiều thời gian, nâng cao văn hóa tham gia giao thông ꩲcó thể giúp cải thiện tình hình trước mắt nhanh chóng. "Tốc độ thấp đi về bên phải" chỉ là một t🍰rong số rất nhiều quy định, nguyên tắc cần tuân thủ để mỗi chuyến ra đường không phải là một cuộc hành xác.
Tết gần🃏 kề là dịp cao điểm nhất trong năm, dễ gây ra tắc nghẽn, xung đột, thậm chí tai nạn liên hoàn trên các tuyến đường, cao tốc. Ý thức của người lái x൩e không giải quyết được các vấn đề hạ tầng, nhưng sẽ giúp giảm thiểu các thiệt hại có thể gây ra do hạn chế về hạ tầng ở Việt Nam.
Anh Nguyên