Nếu châu Âu là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô, nơi sinh ra các hãng xe sang 🍎tên tuổi, có vai trò tạo lối đi, chuẩn mực cho toàn cầu thì châu Á lại ghi n♏hận những cá tính khác nhau. Ở đó, xe Nhật Bản đã quá truyền thống, xe Hàn Quốc không muốn mình mãi là thanh niên nổi loạn, còn xe Trung Quốc chắc cũng đã chán ngấy với định kiến trọc phú làm xe, độ tin cậy thấp.
Xe sang Nhật: xuất thân bình dân, vượt lên chính mình
Acura của Honda mới là thương hiệu xe sang đầu tiên c🌟ủa Nhật, khai sinh năm 1986. Nhưng phải 3 năm sau, khi Toyota cho ra đời Lexus với tôn chỉ "thách thức chiếc xe tốt nhất" (lúc đó vốn ám chỉ tới bộ tam xe Đức) thì thế giới mới để ý tới xe sang Nhật Bản. Infiniti được Nissan hậu thuẫn giới thiệu cùng năm 1989 với Lexus nhưng chưa bao giờ có được thành công như người đồng hương. Cả ba ông lớn Nhật Bản đều chọn Mỹ làm miền đất hứa để khai phá chân trờꦿi, nơi mà khách hàng luôn cởi mở đón nhận những làn gió mới, miễn là chúng thể hiện đúng giá trị của mình.
Lexus nổi trội hơn cả. Màn chào sân thể hiện động cơ chiếc LS thế hệ đầu tiên êm tới mức không làm đổ những ly rượu vang xếp chồng lên nhau ngay cả khi người lái nhấn hết chân ga tạo nên tiếng vang lớn. Kể từ đó, nhắc tới Lexus là phải êm ái, nhưng thiết kế nhập nhằng với Toyota một thời gian dài làm khó thương hiệu xe sang. Mãi tới thế hệ hiện tại với đặc trưng lưới tản nhiệt hình con suốt, Lexus mới thoát ra khỏi cái ♏bóng của công ty mẹ.
Tuy cập nhật công nghệ chậm hơn so với các đối thủ Đức, Lexus vẫn biết cách nhấn nhá làm mình trở nên nổi bật. Vô-lăng chế tác từ gỗ Shimamoku thượng hạn🎐g, khu vực tay nắm cửa điêu khắc họa tiết kim cương bởi các nghệ nhân thủ công bậc thầy (Takum🐓i) là những chi tiết thu hút các khách hàng khó tính.
Về phần mình, Acura và Infiniti sau bao năm vẫn lận đận tại꧅ Mỹ, các thị trường khác cũng chẳng được chào đón mặn mà. Không phải vì chúng không tốt mà bởi vì khách hàng không tìm thấy ở hai thương hiệu này cá tính độc lập. Phân nhánh hạng sang của Honda và Nissan không chuyển mình nhanh chóng được như Lexus. Trên Acura hay Infiniti, mọi thứ chỉ dừng lại ở vật liệu cao cấp hơn chiếc xe "sang nhất" của thương hiệu mẹ, còn lại nhạt nhòa. Trái với xe sang Đức lắm công nghệ, xe sang Nhật hợp lòng khách hàng khá đứng tuổi ưa ăn chắc mặc bền: đủ sang nhưng chỉ cần chăm sóc vừa phải.
Lưu giữ truyền thống: Toyota Century
Giới hạn 50 chiếc, chỉ bán tại Nhật và dành cho thành viên Hoàng gia, quan c𝐆hức Chính phủ hoặc các bậc thầy. Mức giá 180.000 USD gần như gấp đôi chiếc Lexus cao cấp nhất. Century tồn tại nửa thế kỷ qua như để lưu giữ bề dày lịch sử cho hãng xe Nhật. Không có quá nhiều công nghệ cao ở đây. Thứ khách hàng cảm nhận được là trình độ tay nghề đẳng cấp của các nghệ nhân. Thường các siêu xe sẽ sử dụng da thật để bọc ghế còn trên Century là sợi len, mềm hơn da, nhưng cũng cần chăm sóc đặc biệt.
Máy V8 không khác gì của dòng LS, bền bỉ và tin cậy. Mọi thứ trong Century về cơ bản là tách biệt với bên ngoài nhờ vật liệu cách âm vượt trội, cực kỳ êm ái và không quá phô trương. Khách hàng mua Century hẳn nhiên sẽ không so sánh với một chiếc Rolls-Royce hay Bentley, thậm chí là Mercedes-Maybach ngập tràn công nghệ bởi chiếc xe của họ không đại diện cho sự xa h🐻oa hiện 💟đại. Nó được sinh ra để lưu giữ những giá trị truyền thống, mà chỉ người Nhật mới hiểu.
Giấc mộng sông Hàn: Genesis, Quori
Những năm đầu thế kỷ 21, chẳng ai có khái niệm xe sang Hàn Quốc. Bước sang thập kỷ mới, Hyundai cố gắng định hình Genesis là xe hạng sang, nhưng chúng vẫn quá mờ nhạt. Khách hàng không hiểu ý định của Hyundai. Rốt cục Genesis là xe sang của Hyundai hay là chiếc coupe thể thao 2 cửa phía trước gắn logo Hyundai còn đằng sau mang tên Genesis. Suốt 10 năm Genesis theo đuổi phong cách lẫn lộn, nội thất dừng lại ở mức cao cấp nhưng chưa tinh tế khó lòng thܫu hút khách hàng trẻ. Khách hàng lớn tuổi lại càng khó thuyết phục bởi mọi thứ Genesis có thì các hãng xe sang lâu năm khác cũng đã làm.
Năm nay Hyundai quyết tâm "đập đi làm lại". Genesis tách biệt hẳn làm thương hiệu độc lập. Phong cách thiết kế của thế hệ mới rũ bỏ hoàn toàn vẻ nhàm chánꦚ xưa cũ. Vô-lăng phá cách, lưới tản nhiệt mắt cáo hình ngũ giác mở rộng hết cỡ. Bên trong cabin, chẳng ai nói Genesis giống bất kỳ chiếc xe sang nào khác nữa. Chỉ có một điều khó hiểu: tại sao Hyundai phải tạo hình logo Genesis giống Aston Martin đến vậy? Phải chăng vì giấc mơ được bay cao gắn liền vào đôi cánh sẽ dễ hình dung. Dẫu vậy, tin vui cho hãng xe Hàn là Genesis vừa lần đầu tiên leo lên vị trí xe tin cậy nhất tại Mỹ năm 2020.
Trái ngược với quyết tâm của Hyundai dành cho Genesis. Kia chẳng chăm chút cho Quoris đến nơi đến chốn. Gắn mác xe hạng sang nhưng vẫn mang logo Kia. Quoris chưa thể tiến bộ nhanh bằng Genesis, ít nhất về mặt danh tiếng. Nếu để ý, Kia dường như dùng lại các đường nét của Genesis thế hệ cũ, tinh chỉnh chút ít rồ♎i bê nguyên vào nội thất cho Quoris. Phía bên ngoài, chỗ thì hao hao Bentley, chỗ thì là lưới tản nhiệt mũi hổ của xe bình dân Kia phóng to thêm. Có thể chủ đích của Kia chỉ là một phép thử xem sức mình vươn tới đâu. Nhiệm vụ cạnh tranh sẽ được dồn lên vai Genesis. Dù thế nào đi chăng nữa, thế giới hạng sang luôn đòi hỏi những nỗ lực dài hơi.
Luôn nuôi tham vọng: Hồng Kỳ của Trung Quốc
Hồng Kỳ (Hongqi) H9 là chiếc limousine mà người Trung Quốc tuyên bố sẽ cạnh tranh với cả Rolls-Royce và Bentley. Nhưng bước vào trong cabin, người ta sẽ thấy nó giống một thực đơn thập cẩm. Màn hình chia đôi và nút khởi động giống Mercedes S-class. Núm xoay điều hòa là của chiếc Range Rover Velar phóng to. Cần số hao hao Audi A8. Đèn hậu liên tưởng tới những chiếc Maybach thời chưa bị khai tử còn đôi ống xả thì khó mà tìm ra điểꦺm khác biệt với BMW 7 series.
Liệu có khách hàng siêu giàu nào sẵn sàng bỏ tiền ra để mua một chiếc siêu sang🍸 cóp nhặt như vậy? Mọi thứ là có thể ở thị trường tỷ dân. Giữa tham vọng và thực tế luôn tồn tại một khoảng cách lớn. Dù sao những nỗ lực của xe nội đia Trung Quốc là đáng ghi nhận. Nhưng trong thế giới c🎐ủa xe sang, nếu không tạo ra dấu ấn riêng, sự chào đón khó có thể mặn nồng.
Thái Hoàng