Mẹ khâu một cái túi vải con để đựng xu. Lúc nào đi chợ về có nhiều tiền xu, một hào hay năm hào, mẹ sẽ giao cho tôi cất giữ. Tiền của mẹ mà đứa trẻ tôi quý hóa lắm, giữ gìn hơn cả đồ chơi của mình. Cuối mỗi tháng tôi lại trả số xu đó cho mẹ để được mua quà. Mẹ tôi còn dạy cách trao nhận tiền thế nào cho đúng, trao bằng hai tay, và không quên cảm ơn khi nhận tiền.
Những chỉ dạy của mẹ rất hữu ích với thời sinh viên kham khổ của tôi ở nước ngoài. Những ngày cuối tuần, tôi thường gói những đồng xu lẻ, bốn xu một gói, vừa đủ giá vé một chuyến jeepney - phương tiện giao thông phổ biến trong thành phố - cho tôi từ nhà tới học viện. Tôi để ý những tài xế jeepney lúc nào cũng đáp lại tôi bằng một nụ cười khi nhận gói tiền xu. Họ không bao giờ mở ra đếm lại. Có lẽ sự trân trọng của người gói đã đủ làm bảo chứng.
Sau này, làm chủ một doanh nghiệp ở Campuchia, tôi vẫn có thói quen xếp cẩn thận những tờ 100 riel, 500 riel (hay mười xu) vào một ngăn ví riêng, hoặc vào hộc đựng đồ trên xe ôtô. Số tiền lẻ này tôi dành tặng những người hát rong trên đường phố Phnom Penh, hay người hành khất ở ngã tư đèn đỏ. Tôi luôn nghĩ những món tiền nhỏ ấy còn chưa xứng đáng với nụ cười cám ơn của họ cho tôi.
Ở Singapore, nơi tôi sống gần hai mươi năm này, các siêu thị hay cửa hàng bán lẻ luôn sẵn có những đồng xu nhỏ nhất, một xu hay năm xu, để trả lại tiền thừa cho khách hàng. Hình ảnh này khác với cảnh nhiều trạm xăng hay siêu thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam, 💝d🐷ùng kẹo cao su hay gói tăm thay cho năm trăm đồng, một nghìn đồng tiền trả lại. Thậm chí nhiều chỗ, người bán hàng thản nhiên bỏ qua vài trăm đồng tiền thiếu, rồi tỏ thái độ khinh khi với những khách hàng cương quyết chờ lấy lại số tiền nhỏ này.
Cách đây hai hôm, một viên Phó trưởng phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất ở Đà Nẵng, khi biết con mình được thối lại 25.000 tiền lẻ, đã tức tối cầm xấp tiền trở lại nhà hàng, gọi đó là "rác" và ném tung tóe xuống đất, sau đó tát m🔯ột nhân viên phục vụ. Toàn bộ hành🐠 động của ông bị camera ghi lại.
Một ngày sau, ông bị cấp trên đình chỉ công tác để xem xét về hành vi thiếu chuẩn mực, có dấu hiệu vi phạm an ninh trật tự nơi công cộng. Bản tường trình của ông, dù cố bao biện, theo tôi khó bào chữa cho phát ngôn và hành vi xấu xí ông đã thể hiện và bị ghi lại trong video. Dù là "thiếu văn hóa", "hống hách" hay "lộng quyền", tôi cho rằng hành vi này nên được nhìn nhận như một ứng xử cá nhân, không mang tính đại diệnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ cho tầng lớp công chức hay cán bộ trong xã hội. Sâu xa hơn, nó là sự hiển lộ của một tâm lý dễ gặp ở nhiều người khác: không coi trọng đúng mức tiền lẻ, thiếu văn hóa tôn trọng sức lao động, d♑ù là nhỏ nhất.
Thái độ này cần bị lên án ở bất cứ môi trường nào, xã hội nào, ch𓄧ưa nói đến ở một đất nước còn nhiều người sống khó khăn.
Nhân việc này, tôi m♈uốn nhìn sâu hơn vào nguyên nജhân dẫn đến tâm lý ngại nhận tiền lẻ ở Việt Nam. Ngoài những lý do như lạm phát, trượt giá khiến mệnh giá đồng tiền ngày càng lớn, thì Việt Nam cũng thiếu những công cụ, hệ thống thanh toán, bán lẻ tự động giúp lưu thông dễ dàng tiền lẻ, mệnh giá nhỏ.
Các thành phố lớn ở Việt Nam chưa có nhiều hệ thống bán lẻ tự động chấp nhận tiền xu hay tiền mệnh giá thấp như các nước phát triển. Tại nhiều quốc gia, người ta có thể dùng tiền lẻ để mua chai nước, trả tiền tờ báo đọc hàng ngày, trả tiền cắt tóc hay bơm nước rửa xe ở các trạm bán hàng tự đ🍬ộng. Tiện ích mà hệ thống này mang lại, nhất là để thay đổi thói quen của người tiêu dùng, là rất lớn về lâu dài. Khi có sẵn cơ sở hạ tầng để lưu thông tiền lẻ một cách dễ dàng và thuận tiện, người dân tự khắc sẽ biết quý trọng những món nhỏ này hơn.
Trẻ con nhà tôi học thói quen của bố mẹ từ bao giờ, cũng cẩn thận xếp những đồng xu lẻ, gói vào những gói giấy nhỏ. Những gói nhỏ này dùng để trả tiền ở các điểm bán hàng tự động hoặc tip cho những người phục vụ đã lớn tuổi trong quán ăn. Những lúc con tôi làm như vậy, tôi như thấy lại nụ cười ngày xưa của người lái xe jeepney.
Rồi đây xã hội sẽ hiện đại hơn, văn minh hơn. Các nước phát triển đã đặt mục tiêu hạn chế dùng tiền mặt trong tương lai🔯 gần. Có thể những đồng xu, bạc lẻ sẽ không còn. Nhưng đồng tiền của quốc gia, dù mệnh giá to hay nhỏ, đều đáng được coi trọng.
Ứn༺g xử với đồng tiền củꦡa người khác là cách thể hiện thái độ và sự coi trọng của mình đối với sức lao động của họ.
Michael Nguyễn Minh