Theo thông tin từ Bộ Công Thương, cơ quan này đang hoàn thiện tờ tr൲ình và dự thảo Quyết định của Thủ tướng về thí điểm đấu thầu giá điện mặt trời và sẽ trình Thủ tướng trong tháng 8. Nếu được phê duyệt, thí điểm đấu giá điện mặt trời sẽ được áp dụng ngay trong năm nay.
Theo đó, các dự án tham gia thí điểm đấu giá buộc phải có trong quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt; vận hành thương mại trước ngày 30/6/2022 và có khả năng giải toả công suất tại thời điểm vận hành thương mại (CO꧑D).
Sa𒀰u khi được chọn, các chủ đầu tư sẽ thực hiện trình tự thủ tục tiếp theo chuẩn bị 🐻cho đấu thầu, như giải phóng mặt bằng, thiết kế và các thoả thuận chuyên ngành khác... Công suất các dự án tham gia thí điểm đấu giá khoảng 60% tổng công suất các dự án, và sẽ được Bộ Công Thương xác định trên cơ sở UBND tỉnh, thành rà soát dự án đã bổ sung quy hoạch, có khả năng triển khai, cũng như đề xuất chủ đầu tư về việc tham gia đấu thầu.
Việc đấu giá sẽ thực hiện với từng loại công nghệ điện m♌ặt trời là điện mặt trời nổi và điện mặt trời mặt đất nối lưới.
Công suất tối đa 📖các dự án của một nhà đầu tư đề xuất không quá 20% tổng công suất của đợt đấu giá. Giá được 🦄lựa chọn từ thấp đến cao cho tới khi đủ quy mô công suất. Ngoài ra, cuộc đấu giá được coi là hợp lệ khi có ít nhất 5 nhà đầu tư tham gia và nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy trình pháp luật hiện hành về đấu thầu.
Hiện, theo Quyết định 13/2020, các dꦕự án điện mặt trời có quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại trước 31/12/2020 vẫn được hưởng cơ chế giá ưu đãi cố định (giá FIT). Giá với điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent một kWh và 7,09 cent một kWh với dự án điện mặt trời nổi. Các dự án khác được xác định giá mua điện thông 🦂qua cơ chế đấu thầu cạnh tranh.
Riêng các ꧅dự án tại tỉnh Ninh Thuận nằm trong ꩲquy hoạch, vận hành thương mại trước 1/1/2021 được hưởng mức giá 9,35 cent (2.086 đồng) một kWh. Giá mua này cũng chưa gồm thuế VAT và kéo dài trong 20 năm.
Trước đó, trong văn bản gửi Chính phủ hồi tháng 4, Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án đấu giá điện mặt trời, gồm đấ🅷u giá theo dự án,🧸 đấu giá tại trạm biến áp và phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cụ thể (điện mặt trời nổi, mặt đất) có quy mô lớn hơn 100 MW.
Sau nhiều phân tích, cơ quan này kiến nghị Thủ tướng xem xét, quyết định phương án đấu giá theo dự án. Việc đấu giá theo nguyên tắc các dự án đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, có giá điện đề xuất cạnh tranh dưới mức giá trần từ thấp đến cao cho đến khi đạt tổng quy mô công suất yêu cầu khoảng 1.000 MW🥂. Mức giá trần điện mặt trời nổi là 7♔,69 cent một kWh; điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent một kWh.
Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điệ🍌n mặt trời phải bảo đảm nguyên tắc giá mua điện áp dụng là mức giá nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ đề xuất của dự án được lựa chọn thông qua quá trình đấu giá cạnh tranh.
Góp ý về cơ chế đấu thầu giá điện mặt trời, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng "đấu giá điện mặt trời tới đây là cần thiết để ngăn tình trạng loại hình năng lượng này phát triển bùng phát, vô trật tự như hiện tại". Nhưng ông lưu ý, phát triển điện mặt trời ồ ạt dẫn tới tắc nghẽn lưới truyền tải, nên khâu chuẩn bị thí điểm đấu giá điện phải tính toán 🐠vấn đề này.
Còn bà Hyunjung Lee - chuyên gia Ban Năng lượng Vụ Đông Nam Á (ADB) thì cho rằng, quá trình đấu thầu không nên chỉ dựa trên mức giá, thay vào đó quy trình chuẩn bị và tính c𝔉ạnh tranh là yếu tố quan trọng nhất quyết định thu hút nhà đầu tư tham gia.
Nhắc tới bài học đấu giá tại Campuchia mà ADB tham vấn, chuyên gia ADB cho hay, sau khi ngân hàng này ban hành hồ sơ mời♐ thầu đã có hơn 150 doanh nghiệp tham gia mua hồ sơ dự thầu. 26 công ty sau đó được lựa chọn, tham gia đấu thầu. Và kết quả giá đầu thầu đạt đꦏược gần 3,9 cent một kWh, giảm một nửa so với giá ban đầu cơ quan chức năng áp dụng.
Tuy nhiên bà cũng nói, đấu thầu điện mặt tꦦrời cần dựa trên bức tranh tổng thể là Việt Nam đang phải giải quyết vấn đề liên quan tới gia tăng nhu ♑cầu điện.
Anh Minh