Hết học kỳ I năm ngoái, Huy, hiện là học💞 sinh lớp 11 ở Hà Nam, đạt điểm trung bình học tập 7,8, xếp hạng 19/42 học sinh của lớp. Kết quả này được giáo viên chủ nhiệm đọc trong buổi họp phụ huynh, kèm bảng điểm chi tiết.
Huy không sốc với kết quả này vì biết thực lự❀c của mình ở ngưỡng nào. Nhưng mẹ của Huy thì ngỡ ngàng khi con trai mất danh hiệu học sinh giỏi, điểm lại thấp hơn khá nhiều so với con cái hàng xóm.
"Em bị mắng nhiều. Cả nhà đã kỳ vọng em làm tốt hơn", Huy nhớ lại, thêm rằng vi🥃ệc xếp thứℱ đã được thầy cô áp dụng từ THCS.
Gia Bình, học sinh lớp 12 ở Bắc Giang, nhận được kết quả xếp thứ ba tháng một lần. Trường của Bình sẽ cộng điểm thi thử ba môn theo tổ hợp xét tuyển đại học rồi xếp từ trên xuống dưới. Bình đăng ký tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) với gần 400 bạn, thường ở vị trí 10♛0-150, trong khi mục tiêu là top 70.
"Mỗi lần thi mà không làm được là mất ăn mất ngủ 🌺tới lúc báo kết quả, kiểu gì em cũng bị bố mẹ cằn nhằn", Bình nói.
Bỏ việc xếp thứ và thông báo trong buổi họp phụ huynh là đề xuất của ông Phạm Khắc Chung, hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, tỉnh Đăk Nông, tại tọa đàm trường hᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚọc hạnh phúc cuối tháng 10. Ông Chung cho rằng phụ huynh đều muốn con học tốt, có thứ hạng cao, nhưng không phải em nào cũng có thế mạnh học tập. Việc xếp hạng và công bố công khai làm tổn thương học sinh, gây áp lực cho các em và gia đình.
Theo khảo sát VnExpress thực hiện ngày 21/10, 70% trong hơn 2.700 người trả lời ủng hộ việc này. Dù vậy, nhiều nhà giáo nhìn nhận việc xếp thứ hạng học sinh không có gì xấu, trái lại là công cụ theo dõ🥂i phong độ học tập của học trò, tạo động lực thi đua, vấn đề là cách𝓰 làm.
Hiệu trưởng một trường THCS tại quận B🌺a Đꦜình, Hà Nội, nhìn nhận bất kỳ hoạt động nào cũng cần được đánh giá.
"Qu﷽ốc gia còn có các bảng xếp hạng để biết mình ở đâu so với thế giới. Tại sao giáo dục lại k👍hông?", vị này nêu vấn đề.
Đồng tình, bà Văn Thùy Dương, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, nhìn nhận "không có áp lực thì không có kim cương". Theo bà, giáo dục không phải lúc nào cũng vỗ về, bỏ hoàn toàn vi𒁏ệc thi đua.
"Đi làm luôn có deadline, xếp hạng, khen thưởng. Nếu không chuẩn bị cho học sinh những điều đó, các em sẽ đối mặt với thực ♍tế cuộc sống thế nào?", bà Dư🉐ơng nói.
Lấy ví dụ với những kỳ thi tuyển 200 học sinh mà có 2.000 em đăng ký, bà Dương cho rằng nhiều người hay nói 1 chọi 10, nhưng thực tế để trúng tuyển, học sinh phải đứng thứ tự từ 1 tới 200. Hay như khi thành lập đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên cũng phải căn cứ vào các bài kiểm tra sàng lọc, chọn ra những học sinh cao điểm nhất.♓ Do đó, việc xếp hạng luôn tồn tại trong giáo dục, không thể loại bỏ hoàn toàn.
Tại nhiều nước, việc xếp hạng học sinh bằn🐼g điểm số vẫn phổ biến và có ý nghĩa nhất định ở trường trung học. Chẳng hạn Mỹ, các trường công thường có hai bảng xếp hạng theo trường và bang. Em nào giỏi hơn sẽ được học trường tốt hoặc hưởng trợ cấp tài chính cao hơn. Một số đại học Mỹ còn đưa ra yêu cầu cụ thể về thứ hạng của học sinh trong lớp hoặc trường.
Thực tế tại Việt Nam, việc xếp thứ tự học sinh không phải yêu cầu bắt buộ🐎c của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay bất kỳ địa phương nào. Song, các trường vẫn có dữ liệu thứ hạng của học sinh, nhằm theo dõi kết quả học tập, 🎐đánh giá.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việtౠ Đức, Hà Nội, cho biết nếu không có dữ liệu này, giáo viên sẽ không biết em nào tiến bộ, em nào cần cố gắng hơn để có biện pháp giáo dục phù hợp kịp thời. Dữ liệu này cũng có ý nghĩa trong việc tư vấn các em chọn trường đạiꦺ học vừa sức.
Đây cũng là quan điểm của bà Thùy Dương. Tuy nhiên, cách làm phù ℱhợp, theo bà Quỳnh và Bà Dương là thay vì công khai danh sách của cả lớp rồi phát cho phụ huynh, giáo viên có thể thông báo riêng tới từng em và bố mẹ.
"Chúng tôi q🌃uán triệt không làm học sinh và gi꧙a đình xấu hổ, mất mặt. Giáo viên phải ở cạnh, chia sẻ, chứ để các em cảm thấy sợ và xa cách thầy cô là rất khó để triển khai các biện pháp giáo dục tích cực", cô Dương nói.
Chị Thu Oanh, mẹ của một học sinh lớp 6, cũng thoải mái vì biết thứ hạng của con thông qua phần mềm theo dõi học tập. Sau mỗi đợt kiểm tra, giáo viên﷽ sẽ thông báo để chị ♈vào xem.
"Tôi thấy việc xếp hạng bình thường, để các con biết cố gắng hơn, với điều kiện trường không công bố, nhận xét công🍰 khai, tránh các con ho🌳ặc phụ huynh so sánh", chị Oanh nói.
Nếu vẫn giữ xếp hạng, Hoàng Huy cũn♈g mong v💜iệc này chỉ được thông báo riêng cho phụ huynh.
"Thô🏅ng báo riêng thì em đỡ được phần bị so sánh v𝔉ới các bạn, còn vẫn bị mắng nếu không đạt được kỳ vọng", Huy nhìn nhận.
Các hiệu trưởng cho rằng điều quan trọng là giáo viên cần làm việc chặt chẽ với phụ huynh✅, hướng dẫn các phương pháp đồng hành tích cực, thay vì chực mắng mỏ con cái mỗi khi nhận kết quả không như mong muốn.
"Nếu lúc nào 🍌cũng chì🌄 chiết con vì kết quả học tập, việc bỏ hay giữ xếp thứ hạng không có ý nghĩa", vị hiệu trưởng ở quận Ba Đình, nói.
Thanh Hằng - Lệ Nguyễn
*Tên học sinh được thay đổi