Trao đổi với VnExpress,✨ bà Nguyễn Thị Anh, Phó giám đ☂ốc Sở Y tế Hưng Yên cho biết, sắp tới ngành y tế sẽ 🐟xét nghiệm lại số tಌrẻ nhiễm độc chì ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưn🎶g Yên), trường hợp cần thiꦺết phải làm thải độc chì. Kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên từ năm 2012 cho thấy có 109 trẻ dưới 10 tuổi phơi nhiễm chì. Theo tiêu chuẩn hàm lượng chì tr✅ong máu của trẻ không được quá 10 mg/dl thì có đến 33 cháu vượt ngưỡng 4-5 lần, cần được thải độc.
Chi phí xét nghiệm thông thườꦉng cho mỗi cháu kh𒀰oảng 800.000 đồng và cần tìm nguồn kinh phí để thải độc. "Điều trị thải độc chì này hiện chưa được bảo hiểm y tế chi trả. Chúng tôi ước tính với một trẻ bị nhiễm độc chì nặng cần lộ trình điều trị 2 năm, mỗi💧 tháng 2 lần, kinh phí ước tính 244 triệu đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ, chúng tôi dự kiến vận động doanh nghiệp trong tỉnh hỗ trợ", bà Anh nói.
Tuy nhiên, điều bà Anh lo lắng là chính cha mẹ còn thờ ơ, cho rằng con mình bình thường, không có vấn đề gì nên khô𒅌ng cần điều trị. Trường hợp trẻ đau bụng, suy giảm sức khỏe thì họ đổ tại nhà nghèo, không có điều kiện. Những trường hợp này chưa nặng đến mức hôn mê.
Tiến sĩ Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế cho biết, dự kiến ngày 15/5 Viện sẽ xét nghiệm lại chì miễn phí, khám sức khỏe cho 70 trẻ trong đó có 33 em nhiễm nặng và 27 trẻ thiếu máu. Đây chỉ là biện pháp trước mắt, sau này sẽ có giải pháp để theo dõi sức khỏe cho tไrẻ sống trong vùng ô nhiễm.
Trước đây khi phát hiện nhiều trẻ có hàm lượng chì trong máu cao, Viện đã phối hợp với Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đưa trẻ🌼 đi thải độc chì. Nhưng chỉ một số lên điều trị hoặc là bỏ dở. Vì sức khỏe của trẻ, các bác sĩ sẽ về tận nơi điều trị. Viện đang đề xuất với Bệnh viện Bạch Mai và Bộ Y tế cử cán bộ xuống địa phương triển khai thải độc chì cho người dân đỡ tốn kém; đồng thời tập huấn cho cán bộ y tế địa phương.
"Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu tiếp tục làm công việc tái chế pin, ắc quy thì người dân 🐭vẫn sẽ phơi nhiễm chì. Việc nhiễm độc hoàn toàn có thể điều trị được những sẽ không bền vững", tiến sĩ Hải nói.
Theo vị chuyên gia này, giải pháp trước mắt là tuyên truyền cho người dân, cụ thể những vật dụng, quần áo ở nơi sản xuất, tái chế ch🐈ì thì không nên mang về nhà, để gần nơi có trẻ nhỏ nhằm giảm bớt nguồn ô nhiễm. Y tế địa phương cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ, khi có triệu chứng thì đưa đi khám. Giải pháp quan trọng nhất vẫn là cải thiện vấn đề môi trường.
Năm 2007-2008, Viện đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu về mức độ ô nhiễm môi trường tại xã Chỉ Đạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức ô nhiễm chì trong không khí vượt tiêu chuẩn gần 3-5 lần; có nơi 10 lần. Nhiều loạ💦i cá, rau... nuôi trồng cũng nhiễm chì vượt mức cho phép 4-6 lần.
Theo phó giáo sư Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trên thế giới mỗi năm có 600.000 trẻ em bị khuyết tật trí tuệ từ tiếp xúc với chì; 99% trẻ bị ảnh hưởng bởi phơi nhiễm chì mức độ cao là thuộc các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Tại Việt Nam hiện chưa có thống kê đầy đủ về tình trạng này nhưng qua những ca bệnh trong mấy năm vừa qua, nhiều trẻ nhiễm độc chì bị co giật chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ. Ngộ độc chì t🔯hực sự là một thảm họa.
Trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện bất thường về tinh thần, thể lực và trí tuệ. Nếu trẻ nhiễm độc ở mức độ nhẹ thì thường khó tính, dễ cáu bẳn, hay quấy, khóc hoặc bướng bỉnh, nghịch ngợm, không chịu nghe lời. Ở mức độ nặng hơn thì có thể bị liệt cơ, mềm nhũn chân tay, thiếu máu, co giật và hôn mê. Đối với người lớn nhiễm độc chì thường chán ăn, mất ngủ, đau đầu, thiếu máu, suy giảm sức khỏe, su♔y giảm trí nhớ và giảm năng suất lao động. Đặc biệt, việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn do kéo dài lâu ngày.
Nam Phương