Bà Trần Thị Tâm Đan. |
- Hiện nay chỉ có 1 bộ sách giáo khoa mà dư luận đã kêu ca về chất lượng. Nếu có nhiều bộ sách, vấn đề quản lý sẽ như thế nào thưa bà?
- Mỗi tác giả có cách trình bày khác nhau, nhưng phải đảm bảo đúng chương trình Bộ GD&ĐT quy định. Việc thi cử cũng theo đဣúng chương trình đó. Do vậy, tôi không nghĩ khi có nhiều bộ sách thì việc quản lý phức tạp hơn. Trái lại, có nhiều bộ sách, thày trò sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, thích ứng với điều kiện của từng vùng miền. Khi đưa vấn đề này là chúng ta hướng tới sự phát triển trong xu thế tiến bộ. Còn công tác quản lý, không chỉ Bộ GD&ĐT mà cả các địa phương sẽ phải nâng cao hơn nữa.
- Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không thay đổi chương trình giáo dục vốn bị coi là quá ôm đồm, thì dù nhiều bộ sách giáo, học sinh vẫn khổ?
- Chương trình trong nhà trường có giới hạn và thời gian học cũng có mức độ, do vậy chỉ nên đưa những môn học cơ bản. Còn những kiến thức phổ thông,♋ học sinh phải tiếp tܫhu qua kênh thông tin khác, từ xã hội, gia đình hoặc hoạt động ngoại khóa. Ngành giáo dục không thể đưa tất cả vào chương trình học. Chúng ta dạy trẻ tư duy chứ không phải học nhồi nhét.
Khi con em mệt mỏi về chuyện học, chúng ta thường đổ lỗi là do chương trình học quá tải. Theo tôi cần phải làm rõ 𒆙3 vấn đề. Thứ nhất, nội dung chương trình của mình có nặng không. Thứ 2, viết sách giá khoa đã hay chưa. Thứ 3 là phương pháp dạy của giáo viên đã dễ hiểu chưa. Nhiều khi, chương trình bình thường, nhưng giáo viên truyền thụ không tốt, học sinh không hiểu bài, việc học sẽ trở thành nặng nề.
- Dư luận cho rằng, việc thẩm định sách giáo khoa đang còn là khâu yếu, chưa huy động trí tuệ xã hội. Tại sao Luật sửa đổi tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT thẩm định sách, mà không phải là một hội đồng thẩm định quốc gia gồm nhiều ngành?
- Việc thẩm định sách giáo 💛khoa phải giao cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Còn việ𝓰c có huy động được những nhà khoa học, nhà giáo giỏi vào hội đồng thẩm định hay không thì lại là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT. Hiện nay, cái yếu của ngành giáo dục là chưa huy động được trí tuệ xã hội, tôi hy vọng Bộ GD&ĐT sẽ nỗ lực hơn nữa.
- Học sinh cấp 3 hiện học rất vất vả, nhưng khi lên đại học lại nhàn nhã. Vấn đề quản lý đầu ra của ĐH có được siết chặt hơn trong Luật Giáo dục sửa đổi?
- Luật không quy định quá cụ thể trường nào tuyển bao nhiêu sinh viên, sau đó trong quá trình đào tạo, sẽ loại bao nhiêu. Vấn đề chất lượng đào tạo là công việc chuyên môn của nhà trường. Khi chúng ta xã hội hóa♏ thì cũng phải chấp nhận nhiều mức chất lượng đào tạo khác nha❀u giữa các trường. Trường nào dạy kém sẽ phải đào thải theo quy luật thị trường.
- Chỉ riêng bằng chính quy ngành giáo dục đã khó quản lý, tại sao Luật lại mở rộng các loại hình văn bằng như giáo dục thường xuyên?
-🍌 Khi đặt ra một chủ trương, chính sách, phải đặt ra mục tiêu theo hướng tiến bộ. Những tiêu cực trong thực hiện thì ngành giáo dục phải tìm hướng khắc phục. Nếu chỉ vì những tiêu cực ấy mà không đưa ra những chính sách🐼 tích cực là không được. Vấn đề làm thế nào cho có kỷ cương thì Bộ GD&ĐT phải có vai trò tích cực. Tôi xin nhấn mạnh đến sự nghiêm túc của chính những người thày.
- Vừa qua, Liên hiệp hội KHKT Việt Nam đã đề nghị lùi việc thông qua Luật Giáo dục. Quan điểm của bà thế nào?
- Luật sửa đổi lần này nhằm đáp ứng những nhu cầu bức thiết của xã hội. Nói một cách k🅠hách quan, luật cũng có nhiều điểm mới tiến bộ. Việc quyết định có thông qua ngay tại kỳ họp này hay không là do Quốc hội quyết định. Tôi chỉ lưu ý thế này, Luật lần🐷 này là sửa đổi, không có nghĩa là chúng ta không được sửa đổi nữa nếu khi đi vào cuộc sống nó chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việt Anh ghi